Tin tức

Các bệnh trên cá thường gặp trong nuôi cá nước mặn

Các bệnh trên cá thường gặp trong nuôi cá nước mặn

Nuôi cá không chỉ đơn giản là việc cung cấp thức ăn và chăm sóc cá. Một trong những vấn đề quan trọng mà người nuôi cá phải đối mặt là các bệnh trên cá. Những bệnh này có thể gây ra những tác động tiêu cực, như ảnh hưởng đến sức khỏe của cá, giảm năng suất nuôi.

Đặc biệt, khi nuôi cá trong môi trường nước mặn, vấn đề bệnh trên cá trở nên càng khó khăn hơn. Đó là lý do tại sao việc hiểu rõ về các bệnh phổ biến trên cá và biết cách phòng ngừa và điều trị chúng là vô cùng quan trọng.

Để hỗ trợ bà con nuôi cá nuôi cá bền vững và thành công. BIO CHEM chia thông tin chi tiết về các bệnh trên cá và giải pháp phòng chống bệnh.

Bệnh đỉa cá, rận cá

Bệnh đĩa cá, rận cá

Bệnh đĩa cá, rận cá

Nguyên nhân:

Loại trùng Argulus:

  • Có màu trắng ngà và hình dạng giống con rệp, được gọi là rận cá, bọ cá, bọ vè.
  • Có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Ký sinh trên các vùng của cá:

  • Trùng Argulus sống ký sinh trên da, thân, vây, xoang miệng và mang cá.
  • Thực hiện hút máu và tiết chất độc, gây tổn thương và sưng đỏ cho cá.
  • Tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm và các ký sinh trùng khác xâm nhập và gây bệnh.

Điều kiện phát sinh bệnh:

  • Xuất hiện trong ao nuôi cá có môi trường ô nhiễm với nhiều chất hữu cơ và nhiệt độ nước cao (thường là trong mùa nắng). Đỉa cá và rận cá phát triển mạnh ở các ao có nhiều rong cỏ để đẻ trứng.

Triệu chứng:

  • Trùng Argulus thường đốt cá vào ban đêm, gây ngứa ngáy và khó chịu.
  • Cá bị tác động có thể bơi nhảy lung tung.
  • Bệnh do trùng Argulus có thể ảnh hưởng đến nhiều loài cá nuôi và xuất hiện quanh năm.
  • Gây thiệt hại lớn đối với ngành nuôi cá lồng bè.

Phòng trị bệnh:

  • Trước khi thả cá  cần cải tạo ao kỹ
  • Kiểm soát mật độ nuôi không quá dày.
  • Khi cấp nước vào ao nuôi cần xử lý nước trong ao lắng trước.
  • Thường xuyên bổ sung các sản phẩm dinh dưỡng giúp cá tăng sức đề kháng, cá khỏe, ăn mạnh, rút ngắn thời gian nuôi.
  • Định kỳ xử lý nước bằng các sản phẩm BKC, Iodine, Glutaraldehyde,…
  • Thường xuyên theo dõi cá nuôi để phát hiện bệnh.

Bệnh do Ký Sinh Trùng

Bệnh do ký sinh trùng gây ra trên cá

Bệnh do ký sinh trùng gây ra trên cá

Nguyên nhân:

Do các loại ký sinh trùng như trùng quả dưa nước mặn, trùng bánh xe, trùng miệng lệch, sán lá đơn chủ. Ngoài ra còn có nhóm ký sinh trùng lớn như đỉa biển bám ngoài da, bọ ký sinh trong miệng hoặc nhóm giáp xác chân chèo.

Triệu chứng:

  • Cá có biểu hiện ngứa ngáy và bơi mất phương hướng.
  • Trong trường hợp nhiễm bệnh nặng, cá sẽ bơi lờ đờ, giảm ăn hoặc bỏ ăn, thay đổi màu sắc và có thể chết rải rác.
  • Da của cá có nhiều chấm trắng nhỏ và có dấu hiệu xuất huyết.
  • Da mang cá bị bệnh tiết nhiều nhớt, có màu sắc nhợt nhạt

Phòng trị bệnh:

  • Chọn lọc cá giống: cá khỏe mạnh, không nhiễm ký sinh trùng.
  • Vệ sinh, cải tạo ao, lồng bè, xử lý nước sạch trước khi thả cá.
  • Thả nuôi mật độ không quá dày.
  • Thức ăn đảm bảo chất lượng, quản lý lượng thức ăn.
  • Định kỳ xử lý diệt khuẩn, bổ sung các sản phẩm dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cá.
  • Theo dõi và kiểm tra cá nuôi thường xuyên để phát kiện kịp thời các bệnh để có các biện pháp xử lý kịp thời.
  • Nếu cá bị bệnh, có thể áp dụng các phương pháp điều trị như ngâm CuSO4, tắm nước ngọt, hoặc Formol, tắm thuốc tím (KMnO),… kết hợp cho ăn kháng sinh.

Các bệnh do vi khuẩn thường gặp trên cá nước mặn

Các bệnh do vi khuẩn thường gặp trên cá nước mặn

Các bệnh do vi khuẩn thường gặp trên cá nước mặn

Bệnh lở loét

Nguyên nhân:

Bệnh lở loét là một căn bệnh gây ra bởi nhiều nhóm vi khuẩn khác nhau, trong đó nhóm Vibrio, Pseudomonas, Streptococcus và Flexibacter là những nguyên nhân phổ biến nhất.

Triệu chứng:

  • Cá ăn ít hoặc bỏ ăn, bơi lờ đờ, tách ra khỏi đàn.
  • Trên thân cá xuất hiện các vết loét, đốm đỏ, tuột vảy và có dấu hiệu xuất huyết, vây và mang bị mòn.
  • Nếu không được điều trị kịp thời, các vết loét sẽ ngày càng lớn và thâm nhập sâu vào xương, rồi cá mới chết. Tỷ lệ chết do bệnh lỡ loét có thể lên đến 90%.

Bệnh đục mắt

Nguyên nhân:

  • Vi khuẩn Streptococcus sp là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh, thường xuất hiện trong giai đoạn cá giống và cá nuôi thương phẩm.
  • Bệnh thường phát triển trong mùa hè và thời gian giao mùa.

Triệu chứng:

  • Cá bị bệnh có dấu hiệu đặc trưng là đục mắt.
  • Sự phát triển của cá bị ảnh hưởng khi tốc độ sinh trưởng giảm do khả năng săn mồi kém.
  • Cá thường chịu tác động của các tác nhân gây bệnh khác như nấm, vi khuẩn hoặc virus, dẫn đến tình trạng tỷ lệ cá chết cao.

Bệnh tróc vây rộp da

Nguyên nhân:

Bệnh tróc vây rộp da là một căn bệnh nguy hiểm phổ biến trong ngành nuôi cá, và nó thường xảy ra đặc biệt nhiều trong giai đoạn nuôi cá giống và nuôi thương phẩm. Bệnh này có nguyên nhân chính do sự tác động của vi khuẩn.

Triệu chứng:

  • Vây cá bị tróc, hoại tử và bị ăn mòn theo thời gian.
  • Cá ăn ít lại hoặc ngừng ăn và tỷ lệ chết rất cao.

Điều kiện phát sinh các bệnh do vi khuẩn trên cá nước mặn

  • Môi trường nước: Chất lượng nước kém, bị ô nhiễm hoặc thiếu oxy là môi trường lý tưởng cho sự phát triển của vi khuẩn và gây bệnh cho cá. Nước ô nhiễm có thể chứa các chất gây độc hại và vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng cho cá. Thiếu oxy trong nước cũng làm giảm sức đề kháng của cá, làm cho chúng dễ bị tác động bởi vi khuẩn gây bệnh.
  • Thức ăn: Thức ăn không đảm bảo chất lượng, bị ôi thiu hoặc ẩm mốc có thể làm suy giảm sức đề kháng của cá, làm cho cá dễ bị mắc bệnh. Nếu cá không được cung cấp chế độ dinh dưỡng cân đối và thức ăn chất lượng, hệ miễn dịch của chúng sẽ yếu đi và dễ bị tấn công bởi vi khuẩn gây bệnh.
  • Mật độ nuôi: Mật độ nuôi quá cao khiến cá sinh trưởng kém, dễ bị stress, là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây bệnh.
  • Các yếu tố khác: Cá bị stress do các yếu tố như chuyển vùng, thay đổi thức ăn,… cũng có thể làm suy giảm sức đề kháng của cá.

Phòng bệnh do vi khuẩn trên cá nước mặn

  • Quy hoạch vùng nuôi và đảm bảo chất lượng nước: Thường xuyên kiểm tra và theo dõi chất lượng nước, phát hiện và xử lý kịp thời các yếu tố gây ô nhiễm nước, nhằm duy trì môi trường nước trong ao nuôi ở trạng thái tốt nhất.
  • Lựa chọn con giống khỏe mạnh: Chọn những con cá giống đã được kiểm dịch và không mắc bệnh, để đảm bảo rằng cá nuôi có khả năng chống lại sự tấn công của vi khuẩn.
  • Đảm bảo chất lượng thức ăn: Sử dụng thức ăn chất lượng cao, không bị ôi thiu hay ẩm mốc, để đảm bảo rằng cá được cung cấp chế độ dinh dưỡng đầy đủ và phù hợp, giúp củng cố sức đề kháng của cá.
  • Kiểm soát mật độ nuôi: Điều chỉnh mật độ nuôi sao cho hợp lý, không quá cao, để đảm bảo rằng cá có đủ không gian sinh trưởng và phát triển, tránh tình trạng quá tải môi trường ao nuôi.
  • Sử dụng các chế phẩm sinh học, vitamin và khoáng chất. Áp dụng các sản phẩm sinh học, cung cấp vitamin và khoáng chất thích hợp để tăng cường sức đề kháng cho cá, giúp cá có khả năng chống lại vi khuẩn gây bệnh.

Cách trị bệnh do vi khuẩn trên cá nước mặn

  • Tách riêng, phân loại cá bị bệnh ra khỏi đàn.
  • Xác định nguyên nhân gây bệnh để áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp.
  • Sử dụng kháng sinh điều trị bằng cách cho ăn hoặc các loại thuốc tắm có chứa kháng sinh.
  • Thực hiện tiêu hủy cá chết do bệnh.
Trên đây là những thông tin về các bệnh của cá thường gặp trong nuôi cá nước mặn. Hy vọng những thông tin này bổ ích với bạn. Công ty TNHH XNK BIO CHEM là công ty chuyên cung cấp các chế phẩm sinh học, dinh dưỡng bổ sung, yucca, hóa chất xử lý nước chất lượng trong hoạt động nuôi trồng thủy sản. Nếu bà con cần tư vấn chuyên gia, vui lòng liên hệ chúng tôi tại địa chỉ:
Địa chỉ: 197 Tô Hiến Thành, Phường 13, Quận 10, TP.HCM, Việt Nam
Điện thoại    : 08 3939 4747 – 0946 876 019 – 0942 89 30 31 – 0918 768 519
Email            : infobiochemical@gmail.com
Facebook      : https://www.facebook.com/hoachatbiochem/