Môi trường nuôi trồng thủy sản ở nước ta đang gặp rất nhiều khó khăn do tình trạng ô nhiễm môi trường nuôi và biến đổi khí hậu gây ra. Tình trạng ô nhiễm môi trường nước xảy ra do phần lớn các chất hữu cơ dư thừa từ thức ăn, phân và các rác thải khác đọng lại dưới đáy ao nuôi. Ngoài ra, còn các hóa chất, kháng sinh được sử dụng trong quá trình nuôi trồng cũng dư đọng lại mà không được xử lý. Việc tìm hiểu nguyên nhân và đề ra hướng khắc phục là điều vô cùng cần thiết.
Các nguyên nhân chính dẫn đến tình trang ô nhiễm môi trường ao nuôi thủy sản
Bất cứ một hiện tượng nào làm giảm chất lượng nước đều bị coi là nguyên nhân gây ô nhiễm nước. Ô nhiễm nước trong nuôi trồng thủy sản do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó tác động chính do các hoạt động của con người gây ra như: chất thải sinh hoạt từ những vùng dân cư đô thị; kim loại nặng, hóa chất từ các vùng công nghiệp; vật chất lơ lửng cao từ quá trình khai khoáng như cát, đá…; chất dinh dưỡng và chất hữu cơ từ ao nuôi thủy sản; thuốc trừ sâu và các chất dinh dưỡng từ hoạt động nông nghiệp; chất thải hữu cơ và hóa chất từ chăn nuôi; vật chất lơ lửng trong ao nuôi nhuyễn thể hay từ lồng bè…
Thức ăn dư thừa nhiều: Xác định đúng và đủ lượng thức ăn cho tôm, cá ăn từng thời kỳ… sẽ giảm thiểu ô nhiễm môi trường và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Nguồn nước nuôi ô nhiễm nặng và chứa nhiều mầm bệnh dễ gây ra hiện tượng chết tảo, thủy sản nhiễm độc.
Thải phân chuồng quá nhiều: gây phù dưỡng ao nuôi, tảo xanh phát triển mạnh lấy hết oxy và gây độc cho tôm, cá (ở các trang trại mô hình vườn, ao, chuồng).
Chất thải của vật nuôi: phân và chất thải của tôm, cá, vỏ lột xác của tôm.
Vi sinh vật gây thối, gây mùi, phân giải thức ăn tạo ra nhiều khí độc: NO2, NH3, H2S…
Hệ vi sinh vật gây bệnh, nấm bệnh phát triển mạnh: lấy thức ăn dư thừa, phân thải vật nuôi… làm dưỡng chất sinh trưởng và phát triển, gây hại cho vật nuôi.
Ngoài các nguyên nhân trên, còn có các nguyên nhân do tự nhiên gây ra như ô nhiễm nước do mưa, lũ lụt, bão gió… hoặc các sản phẩm hoạt động sống của sinh vật, kể cả xác chết của chúng… gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước nuôi thủy sản và sức khỏe của các loại nuôi.
Tác hại khi nguồn nước nuôi bị ô nhiễm
Nguồn nước nuôi trồng thủy sản bị ô nhiễm gây ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển của thủy sản, khiến tôm cá dễ mắc bệnh và chết.
Tồn dư kim loại nặng trong ao, ao nuôi bị nhiễm khí độc, vi khuẩn trong ao khiến tôm cá mắc bệnh về đường ruột, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa như bệnh phân trắng, đường ruột tôm đứt khúc, các bệnh nhiễm nấm, vi khuẩn.
Khắc phục tình trang ô nhiễm môi trường nước nuôi trồng thủy sản
Việc tìm ra những giải pháp toàn diện, hiệu quả và bền vững trong việc hạn chế và phòng tránh ô nhiễm môi trường nước trong nuôi trồng thủy sản là vấn đề vô cùng quan trọng.
Sử dụng hóa chất xử lý nước là một trong những cách làm hạn chế tình trang ô nhiễm môi trường nước nuôi trồng thủy sản
Việc xử lý khí độc cũng quan trọng không kém như việc hạ phèn, xử lý môi trường ao hồ. Nếu bạn muốn xử lý khí độc thì Yucca là một sản phẩm không thể nào bỏ qua.
Giải pháp xử lý môi trường nước ô nhiễm với hóa chất xử lý nước của BIO CHEM
Đồng Sulphate
Thành Phần :
– CuSO4.5H2O 99%, trong đó Cu 25% (min)
Đặc Điểm :
– Dạng hạt mảnh màu xanh
Công dụng:
– Diệt trừ tảo lam, tảo độc, rong đáy trong ao nuôi thủy sản.
– Giúp cải thiện chất lượng nước, kiểm soát màu nước, ổn định pH trong ao nuôi.
– Tiêu diệt các ký sinh trùng như trùng bánh xe, trùng quả dưa, trùng mỏ neo, bào tử trùng và các loại giun sán lá ký sinh trên da, mang, vây cá.
– Phản ứng cực nhanh với các bệnh lở loét, phù đầu, tróc vảy, đỏ kỳ, đỏ mỏ,… Ngăn ngừa hiện tượng tôm bị đóng rong, đóng nhớt, ký sinh trùng bám trên thân và mang tôm.
Lưu ý :
– Pha loãng với nước rồi tạt đều.
– Sử dụng lúc trời nắng nóng và chạy máy quạt nước.
– Sử dụng hiệu quả nhất khi độ kiềm ao khoảng 100-120 mg/l.
Xuất Xứ :
– Đài Loan
UCARCIDE GLUTARALDEHYDE 50%
Thành phần: Glutaraldehyde 50% (không chứa Formaldehyde)
Đặc điểm: Trong suốt, có mùi trái cây
Công dụng:
– Glutaraldehyde 50% là dung dịch sát trùng, có tác dụng nhanh và phổ rộng, tác dụng mạnh trên vi khuẩn cả gram âm và gram dương, virus, tảo, nấm và cả bào tử vi khuẩn.
– Giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị hiệu quả ngoại ký sinh trùng, các bệnh về gan, xuất huyết, tuột nhớt, phù đầu, thối mang, đốm đỏ, đen mình, lang ben, các bệnh về đường ruột.
Cách sử dụng :
– Xử lý định kỳ: 1 kg/ 5.000 – 7.000 m3 nước, định kỳ 7-10 ngày/lần..
– Diệt khuẩn nhanh, hỗ trợ điều trị bệnh: 1 kg/ 3.000 – 4.000 m3 nước..
– Sử dụng khi trời mát, chiều tối (khi nhiệt độ thấp), khi sử dụng cần chạy quạt nước
– Tác động kém trong môi trường kiềm nên cần tăng liều khi ao xử lý vôi vào ngày trước đó; khi pH > 9, sử dụng không còn hiệu quả.
Quy cách: 226,8 kg/phuy
Xuất xứ: Dow Chemical – USA
BRONOPOL 99%
Thành Phần :
– Bronopol (C3H6BrNO4) 99%
Đặc Điểm :
– Tinh thể màu trắng
Công Dụng :
– Phòng và trị ngoại ký sinh, vi nấm gây bệnh trên tôm, cá.
– Bronopol là một chất đặc trị vi nấm nhiễm trên động vật thủy sản, được dùng phổ biến trong trại sản xuất cá giống, ương cũng như nuôi thương phẩm, được xem là chất thay thế cho malachite green.
– Bronopol đặc trị bệnh ghẻ, nấm nhớt, đen mình trên cá rô, cá lóc; hiện tượng thối đuôi trên cá tra do nấm gây ra; đóng rong, đóng nhớt, đen mang trên tôm.
Cách Dùng :
– Phòng bệnh: 1 kg/ 10.000 – 12.000 m3 nước..
– Trị bệnh: 1 kg/ 7.000 – 8.000 m3 nước..
Xuất Xứ :
– Dow Chemical – Mỹ, Trung Quốc
Potassium monopersulfate – potassium peroxymonopersulfate – hóa chất sát trùng, diệt khuẩn nguồn nước nuôi
Potassium peroxymonosulfate có tác dụng sát trùng nguồn nước nuôi, tiêu diệt vi khuẩn, virus gây bệnh, hạn chế tối đa mầm bệnh. Không gây tồn lưu trong nước, không ảnh hưởng đến sức khoẻ tôm khi thả. Làm giảm H2S và tăng lượng oxy hòa tan trong nước ao nuôi nên phù hợp xử lý ao nuôi có mùi hôi thối, hàm lượng oxy thấp.
Cách sử dụng:
Hòa tan thuốc với nước tạt đều khắp ao, mở quạt nước cho thuốc phân tán đều.
Trước khi thả tôm cá: 1 kg/ 2.000 m3 nước, 2 – 3 ngày trước khi thả.
Trong khi nuôi:
+ Định kỳ: 1 kg/ 5.000 m3 nước, định kỳ 10 – 15 ngày/ lần.
+ Khi tôm cá bệnh hay khi ao nuôi nhiễm khuẩn cao: 1 kg/ 3.000 m3 nước, 2 –3 ngày/ lần trong thời gian điều trị.
Lưu ý:
+ Tùy theo tình trạng thực tế, chủ động tăng giảm liều phù hợp.
+ Chỉ nên sử dụng Potassium peroxymonosulfate cho tôm cá trên 4 tuần tuổi.
+ Sử dụng lúc trời mát.
+ Không dùng dụng cụ kim loại để chứa đựng khi pha thuốc.
+ Potassium peroxymonosulfate tác động tốt trong môi trường có pH thấp, do đó không dùng cho ao vừa xử lý vôi ngày trước đó.
+ Tác động mạnh trong môi trường nước mặn nên phù hợp sát trùng ao tôm, cá nuôi nước lợ. Khi dùng sát trùng ao nuôi nước ngọt nên kết hợp với muối (dùng riêng, nếu pha trộn chung sẽ giải phóng khí Cl ra môi trường gây độc cho người sử dụng).
CHLORIN – Khử trùng, diệt khuẩn nguồn nước
Thành phần:
– Calcium Hypochlorite – Ca(OCl)2 70% (min)
Đặc điểm:
– Hạt màu trắng đục
Công dụng:
– Ứng dụng trong các ngành: thủy sản, chăn nuôi, xử lý nước, ngành dệt, giấy, v.v….
– Khử trùng, diệt khuẩn nguồn nước.
– Diệt tảo, phiêu sinh động vật trong môi trường nước.
– Oxy hóa các hợp chất hữu cơ.
Cách dùng:
– Khử trùng thiết bị, bể và dụng cụ: 100 – 200 g/m3 (30 phút).
– Khử trùng đáy ao: 50 – 100kg/1.000 m3.
– Xử lý nước trước khi thả tôm, cá: 20 – 30 kg/1.000 m3 nước.
– Xử lý bệnh do ký sinh trùng: 1 – 2 kg/ 1.000 m 3 nước.
– Xử lý bệnh do vi khuẩn: 1 – 3 kg/ 1.000 m 3 nước (10 – 15 phút).
Lưu ý:
– Sau khi khử trùng nguồn nước ao nuôi, nên trung hòa Chlorine bằng Natri
thiosulphate hoặc sục khí, chạy quạt nước mạnh từ 3-5 ngày trước khi thả tôm, cá.
– Phổ tác dụng của Chlorine rất rộng nên các vi khuẩn có lợi trong nước và đáy ao dễ bị diệt, làm cho màu nước khó lên. Vì vậy cần sử dụng các loại men vi sinh để khôi phục lại hệ vi sinh của đáy ao.
Quy cách:
– 25 kg/thùng, 45 kg/thùng
Xuất xứ:
– Mỹ, Ấn Độ
ACCOFLOC A115
Thành Phần :
– Polyacrylamide (Polymer Anion) 90% (min)
Đặc Điểm :
– Dạng hạt trắng trong, không mùi, có tính hút ẩm mạnh.
Công Dụng :
– Lắng tụ các chất hữu cơ, chất lơ lửng, phù sa trong nước ao nuôi tôm cá, giúp tăng hàm lượng oxy trong ao.
– Cải thiện chất lượng nước, làm trong sạch nước ao nuôi, không làm thay đổi pH có sẵn.
– Kích thích tảo phát triển, tạo màu nước đẹp.
Cách Dùng :
– Rải trực tiếp sản phẩm trên bề mặt ao, gần máy quạt nước.
– Liều lượng sử dụng: 1 kg/ 5.000 – 6.000 m 3 nước.
– Nên sử dụng sản phẩm lúc trưa nắng.
– Hạn chế sử dụng cho tôm cá nhỏ dưới 1 tháng tuổi..
Quy Cách :
– 10 kg/bao
Xuất Xứ :
– Nhật
Bio Chem – nơi cung cấp chế phẩm sinh học, yucca, hóa chất xử lý uy tín trong nuôi trồng thủy sản
Cùng với phương châm “Chất lượng tạo niềm tin”, Công ty Bio Chem không ngừng đổi mới, với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, vận chuyển nhanh chóng, công ty chúng tôi cam kết đem đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng cao và hiệu quả.
Mọi thông tin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH XNK BIO CHEM
Địa chỉ : H18 ĐƯỜNG C4, P.TÂN THỚI NHẤT, QUẬN 12, TP.HCM
Điện thoại : 08 3939 4747 – 0946 876 019 – 0942 89 30 31
Email : infobiochemical@gmail.com
Website : https://bio-chem.net/
Facebook : https://www.facebook.com/hoachatbiochem/
One thought on “Khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường nước trong nuôi trồng thủy sản”
Comments are closed.