Tin tức

UCARCIDE – phòng các bệnh về đường ruột ở tôm

Bệnh đường ruột trên tôm sú, tôm thẻ chân trắng là một trong những căn bệnh phổ biến tại các vùng nuôi tôm công nghiệp ở Việt Nam. Trong những năm gần đây, căn bệnh này có chiều hướng gia tăng và ngày càng trở nên khó kiểm soát.

Đường ruột là bộ phận quan trọng nhất ở tôm và chúng có cấu  tạo rất đơn giản nên dễ mẫn cảm với các loại bệnh, đặc biệt là bệnh đường ruột.  Tôm nuôi hiện diện trong tất cả tầng nước; nên rất dễ bị phơi nhiễm bởi môi trường  nuôi và cả hệ thống tiêu hóa. Điều này đã ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ vi  sinh đường ruột và hoạt động tối ưu của hệ tiêu hóa.

Bệnh đường ruột trên tôm thường liên quan mật thiết đến việc quản lý cho ăn và mật độ thả nuôi. Bệnh  càng nghiêm trọng ở những ao dư thừa thức ăn, hệ thống cung cấp ôxy không đạt  yêu cầu. Một số bệnh đường ruột trên tôm nuôi như: phân trắng, phân đứt khúc,  xuất huyết đường ruột… Bệnh gây thiệt hại từ 30 – 40% đối với diện tích tôm  nuôi nên việc khống chế bệnh này là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Nguyên nhân gây bệnh đường ruột ở tôm

Đường ruột tôm bị vi khuẩn xâm nhập, chúng bám vào các nhung mao của đường ruột, tại điểm này sẽ không hấp thu được chất dinh dưỡng dẫn đến xuất hiện các khoảng trống trên đường ruột tôm khi quan sát tôm dưới ánh sáng mặt trời.

Do môi trường:

– Môi trường nước nuôi, ao bạt, dụng cụ… chưa xử lý triệt để (mầm bệnh tiềm ẩn).

– Môi trường nước có quá nhiều chất hưu cơ (nước nhiều bọt).

Do tảo độc:

Trong ao nuôi thường tồn tại nhiều loại tảo khác nhau, trong đó có nhiều loại tảo có khả năng tiêt ra enzyme làm tê liệt lớp biểu mô ruột làm tôm không thể hấp thu thức ăn được. Điển hình như: tảo lam, khi trong ao có nhiều tảo lam sẽ có tình trạng tôm bị phân trắng, phân bị đứt khúc do tôm ăn tảo lam và không thể tiêu hóa được.

Do thức ăn:

– Thức ăn kém chất lượng (tái chế): bị hết hạn sử dụng, nguồn nguyên liệu thức ăn: cám, bắp bị nhiễm nấm mốc (25% nhũ cốc trên thê giới bị nhiễm nấm mốc, Fao 2017).

– Thức ăn bị ẩm, vón cục, nhiễm nấm mốc, vi khuẩn.

– Thức ăn cho ăn bị dính trên thành bạt, cầu nhá, máy quạt.. lâu ngày bị nhiễm nấm mốc, vi khuẩn rơi xuống tôm ăn phải bệnh lây lan.

Do ký sinh trùng đường ruột:

– Gregarines (trùng hai tế bào): gregarines ký sinh trên nhóm hai mãnh vỏ và giun nhiều tơ, ốc.

– Khi tôm ăn phải các loài trên, đường ruột tôm bị vi khuẩn xâm nhập, chúng bám vào các nhung mao của đường ruột , tại điểm này không hấp thu  được chất dinh dưỡng dẫn đến xuất hiện các khoảng trống trên đường ruột tôm khi quan sát tôm dưới ánh sáng mặt trời.

Nguyên nhân khác

– Ao nuôi có nhiều loài hai mãnh võ, ốc.

– Nền đáy ao nuôi bị ô nhiễm do các chất lắng đọng (thức ăn dư thừa, phân tôm, xác lột, xác tảo).

– Bạt nuôi bị nhớt, nấm đồng tiền.

– Do con giống kém chất lượng.

– Tôm ăn không đều, tôm bỏ ăn khiến mắc bệnh đường ruột.

Biểu hiện của bệnh đường ruột ở tôm

+ Tôm giảm ăn rõ rệt, chậm lớn.

+ Tôm bị hoại tử, đỏ đường ruột, đường ruột loãng làm cho tôm không hấp thu được thức ăn.

+ Đường ruột tôm bị đứt khúc từng đoạn hoặc không có thức ăn ăn trong đường ruột.

+ Phân tôm bị đứt khúc, đường phân bị cong.

+ Phân trắng.

+ Thức ăn trong đường ruột không cố định chuyển động khi lắc nhẹ phân tôm.

+ Khi kiểm tra nhá, phân tôm không suông dễ rã, ngắn, màu sắc nhợt nhạt khác với màu phân bình thường.

Các phương pháp phòng ngừa bệnh đường ruột ở tôm hiệu quả

Để phòng bệnh đường ruột ở tôm được hiệu quả nhất bà con nên thực hiện nuôi tôm an toàn và chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau đây:

– Lựa chọn những loại thức ăn chuyên dụng cho tôm, nên để ý đến chất lượng, độ dinh dưỡng và hạn sử dụng. Mặt khác, tùy vào từng giai đoạn nuôi để điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp và không bị dư thừa.

– Ngăn ngừa sự phát triển của các loại vi khuẩn gây hại như việc kết hợp sử dụng các loại chế phẩm sinh học để phân hủy các loại hữu cơ và thức ăn dư thừa trong ao.

– Trong trường hợp nước ao ô nhiễm, nên thay dần bằng loại nước đã qua xử lý (1 lần thay không quá 20% nước ao để tôm có thời gian thích nghi dần).

– Sử dụng các hóa chất diệt trùng phổ rộng như Ucarcide.

– Khi thấy tôm có các biểu hiện của bệnh thì giảm thức ăn còn 70%.

– Bổ sung thêm men tiêu hóa, Vitamin C và các khoáng chất cần thiết vào thức ăn cho tôm.

– Cắt tảo định kỳ hoặc khi ao xuất hiện tảo độc.

Sử dụng Ucarcide – Glutaraldehyde 50% diệt khuẩn phổ rộng trong nuôi trồng thủy sản

Ucarcide – Glutaraldehyde 50% là một chất diệt khuẩn phổ rộng, nhanh, mạnh. Theo EU và Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (USEPA), glutaraldehyde không thuộc nhóm hóa chất có khả năng gây ung thư. Đặc biệt, glutaraldehyde có những đặc điểm rất thân thiện môi trường và được coi là chất không tác động đến môi trường.

Do nó có khả năng tự hủy sinh học nhanh tới 95% (đặc biệt phân hủy nhanh trong môi trường nước ngọt < 5 mg/l) nên không gây ra sự tích lũy sinh học trong cơ thể động vật thủy sản. So với các chất sát trùng khác, Ucarcide có tính ưu việt và vẫn đạt hiệu quả xử lý khi môi trường nước có nhiệt độ thấp. Hơn nữa, nó ít gây ra tình trạng bị hấp thu vào bùn đáy gây tích tụ chất độc cho tôm, cá.

Ucarcide – Glutaraldehyde 50% được coi là không nguy hại đến môi trường được dùng để diệt khuẩn, diệt nấm giúp loại trừ nguyên nhân gây bệnh cho tôm nuôi. Theo khuyến cáo của các nhà sản xuất, khi sử dụng glutaraldehyde để xử lý nước trong ao lắng, khử trùng ao trước khi thả nuôi lượng 1 lít/1.000 – 2.000 m3 nước; để sát khuẩn định kỳ có thể dùng với lượng 1 lít/5.000 m3 nước.

Công Dụng :

Ucarcide là dung dịch sát trùng, có tác dụng nhanh và phổ rộng, tác dụng mạnh trên vi khuẩn cả gram âm và gram dương, virus, tảo, nấm và cả bào tử vi khuẩn.

– Ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị hiệu quả ngoại ký sinh trùng, các bệnh về gan, xuất huyết, tuột nhớt, phù đầu, thối mang, đốm đỏ, đen mình, lang ben, các bệnh về đường ruột.

Cách Dùng :

– Xử lý định kỳ: 1kg/5.000 – 7.000 m3 nước, định kỳ 7-10 ngày/lần.

– Diệt khuẩn nhanh, hỗ trợ điều trị bệnh: 1kg/3.000 – 4.000 m3 nước.

– Sử dụng khi trời mát, chiều tối (khi nhiệt độ thấp), khi sử dụng cần chạy quạt nước.

– Tác động kém trong môi trường kiềm nên cần tăng liều khi ao xử lý vôi vào ngày trước đó; khi pH > 9, sử dụng không còn hiệu quả.

Quy Cách:

– 226,8kg/phuy.

Xuất Xứ:

– Dow Chemical – Mỹ.

Lưu ý quan trọng:

Bà con nuôi tôm cần quan sát hàng ngày để phát hiện sớm nhằm điêu trị hiệu quả sẽ an toàn hơn cho đàn tôm của mình.

Ngoài ra, bà con cần quản lý ao nuôi thật tốt từ thức ăn cho đến môi trường ao, đảm bảo tạo môi trường sống sạch giúp tôm ít bệnh.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây của Bio-chem sẽ hỗ trợ tốt nhất cho ao tôm của bà con, khi cần hỗ trợ tư vấn mua hàng vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để được hỗ trợ tốt nhất.

Mọi thông tin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH XNK BIO CHEM

Địa chỉ        : H18 ĐƯỜNG C4, P.TÂN THỚI NHẤT, QUẬN 12, TP.HCM

Điện thoại    : 08 3939 4747 – 0946 876 019 – 0942 89 30 31

Email         : infobiochemical@gmail.com

Website      : https://bio-chem.net/

Facebook   : https://www.facebook.com/hoachatbiochem/

9 thoughts on “UCARCIDE – phòng các bệnh về đường ruột ở tôm

  1. Pingback: post
  2. Pingback: fn exploits
  3. Pingback: marbo 9k
  4. Pingback: sagame
  5. Pingback: hit789
  6. Pingback: article source

Comments are closed.