Tin tức

Dấu hiệu thủy hải sản bị thiếu hụt thành phần dinh dưỡng

Trong thức ăn thủy sản, các thành phần dinh dưỡng bao gồm protein, lipid, carbonhydrate, chất xơ, chất khoáng, vitamin và các axit amin. Bổ sung dinh dưỡng, bổ sung enzyme cho tôm trong thời điểm giao mùa, nắng nóng kéo dài là rất quan trọng, nhằm giúp tôm tăng sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch và chống stress

Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn thủy sản

Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp vật nuôi tăng trưởng nhanh, hiệu quả nuôi trồng cao.

Chất đạm (protein)

Protein là chất hữu cơ xây dựng nên cấu trúc cơ thể vật nuôi. Protein được hấp thu vào máu tổng hợp thành protein mới thay thế protein cũ. Nhu cầu protein của tôm, cá phụ thuộc nguyên liệu thức ăn, giai đoạn phát triển tôm cá và nhiều yếu tố khác. Thành phần protein trong thức ăn thủy sản (TĂTS) chủ yếu được cung cấp từ động vật, thực vật.

Protein động vật: Gồm bột cá, bột thịt xương, bột huyết; trong đó, bột cá là nguồn cung cấp protein tốt nhất cho tôm, cá. Đặc biệt, trong bột cá có nhiều axit béo cao phân tử không no (HUFA) thiết yếu cho tôm cá. Thức ăn công nghiệp có sử dụng nguyên liệu từ bột cá thì thức ăn sẽ có mùi hấp dẫn hơn.

Protein thực vật: Là những hạt có dầu như đậu nành, đậu phộng (lạc), hạt bông vải… Nhiều nghiên cứu cho thấy bột đậu nành có thể thay thế 60 – 80% bột cá trong khẩu phần thức ăn thủy sản.

Chất béo (lipid)

Trong thức ăn thủy sản, lipid chiếm 10 – 25% và năng lượng do lipid cung cấp gấp đôi so với protein. Lipid tham gia cấu tạo nên màng tế bào cơ thể tôm cá, ngoài ra nó còn là dung môi hòa tan các Vitamin A, D, E, K và hydrocarbon. Lipid có khả năng hoạt hóa enzyme và là thành phần chính của nhiều steroid hormone. Lipid có nhiều trong bột cá, bột huyết, bột đậu nành và ít hơn ở bột cám, ngũ cốc.

Carbonhydrate

Carbonhydrate bao gồm đường và tinh bột, là nguồn năng lượng rẻ nhất trong thức ăn. Tuy không là chất dinh dưỡng thiết yếu nhưng việc bổ sung carbonhydrate giúp giảm giá thành thức ăn và tăng khả năng kết dính trong quá trình đùn ép viên thức ăn. Thành phần tinh bột trong thức ăn giúp sản xuất thức ăn viên nổi khi được đùn ép ở điều kiện nhiệt độ cao. Nấu hoặc hấp chín tinh bột sẽ tăng cường khả năng hấp thụ ở tôm, cá nuôi. Tinh bột sau khi ăn vào được tôm cá sử dụng cho nhu cầu năng lượng cơ thể và dự trữ dưới dạng glycogen trong gan và cơ. Thông thường 20% tinh bột có thể dùng để phối chế trong khẩu phần thức ăn tôm cá.

Chất xơ

Là thành phần phổ biến trong thức ăn các loại ngũ cốc; bao gồm cellulose, hemicellulose, pectin, gum và các chất nhầy trong thức ăn. Chất xơ kích thích nhu động ruột làm thức ăn di chuyển dễ dàng để đào thải cặn bã, độc hại ra ngoài. Trong thức ăn, chất xơ có tác dụng như chất pha loãng thức ăn. Chất xơ nhiều sẽ làm giảm khả năng kết dính khi ép viên thức ăn. Thức ăn của cá tỷ lệ chất xơ không quá 7%, thức ăn của tôm tỷ lệ chất xơ không quá 4%.

Chất khoáng

Chất khoáng được chia làm 2 nhóm, đa lượng và vi lượng. Khoáng đa lượng bao gồm natri, clo, canxi và phốt pho (Na, Cl, Ca, P), có tác dụng cấu tạo nên bộ xương cá và vỏ tôm, điều hòa áp suất thẩm thấu, duy trì ổn định pH, tham gia quá trình co cơ, dẫn truyền thông tin thần kinh… Tôm cá có khả năng hấp thụ chất khoáng (Na, Clo, Mg…) qua mang và da để bù đắp những thiếu hụt nếu bổ sung từ thức ăn không đủ. Mức Ca bổ sung tối đa trong thức ăn tôm là 2,3%, mức P 1 – 2%. Ở cá, và mức P cho các loài thủy sản khác 0,29 – 0,8%. Nhóm khoáng vi lượng, tôm cá cần với lượng rất ít nhưng có vai trò quan trọng trong việc tạo ra enzyme, hormone, điều hòa quá trình sinh tổng hợp protein. Một số loại khoáng quan trọng như đồng, crôm, kẽm, iốt, magiê đã được bổ sung trong thức ăn công nghiệp giúp tôm, cá nuôi tăng trưởng tốt.

Vitamin

Bao gồm 2 nhóm là vitamin tan trong nước và Vitamin tan trong chất béo. vitanmin tan trong nước bao gồm vitamin nhóm B và C, dễ bị ôxy hóa, nhất là ở nhiệt độ cao. Đối với tôm cá nuôi, chúng có giá trị dinh dưỡng rõ rệt, nhất là Vitamin C giúp giảm sốc và tăng sức đề kháng. Thiếu Vitamin C gây nên bệnh vẹo cột sống ở cá và bệnh chết đen ở tôm. Hầu hết tôm cá đều không có khả năng tổng hợp Vitamin C mà hấp thu chủ yếu từ thức ăn.

Nhóm vitamin tan trong chất béo gồm Vitamin A, D, E, và K, là nhóm Vitamin bền ở nhiệt độ cao. Tôm cá thiếu Vitamin A sẽ thiếu máu, xuất huyết ở mắt, mang, thận và thay đổi màu sắc cơ thể. Thiếu Vitamin D, tôm cá sẽ bị còi cọc. Thiếu vitamin E, cá bị thoái hóa cơ, tỉ lệ chết cao. Thiếu Vitamin K, máu không đông, sinh trưởng giảm.

Trong chế biến, sự gia nhiệt trong quá trình ép viên thức ăn thường phân hủy Vitamin (C, B12). Để hạn chế hao hụt trong chế biến, nên sử dụng loại Vitamin bền nhiệt hoặc ép viên ở nhiệt độ thức ăn không quá cao hoặc có thể pha dung dịch lipid – vitamin và phun áo ngoài bề mặt viên thức ăn sau khi hạ nhiệt.

Axit amin thiết yếu

Axit amin thiết yếu  như DL- Methionin, L-lysine được bổ sung vào TĂTS nhằm điều chỉnh và cân đối axit amin thiết yếu (khi sử dụng nguồn protein thực vật) trong công thức thức ăn, giúp tôm cá nuôi sinh trưởng tốt.

Những hậu quả khi thức ăn của tôm bị thiếu dinh dưỡng

1.     Bệnh cong thân

Là một bệnh liên quan đến do thiếu hụt dinh dưỡng cho tôm. Tôm bệnh nặng hơn khi sống trong môi trường bị bệnh. Nguyên nhân là do trong khẩu phần ăn hàng ngày thiếu một số chất như Natri, Canxi và Magiê.

Biểu hiện bệnh là khi bị sốc, tôm búng đuôi và cơ thể bị cong mà không duỗi ra được. Tôm bệnh nhẹ thì lưng bị gù nhưng vẫn có thể bơi lội được. Đối với tôm bệnh nặng, tôm thường nằm nghiêng một bên. Bệnh này làm tôm khó lột xác, bắt mồi khó khăn. Một số tôm có thể phục hồi nhưng  khả năng tăng trọng và sức đề kháng kém, dễ nhiễm bệnh trở lại.

2.      Bệnh mềm vỏ

Nguyên nhân do trong thức ăn nuôi tôm thiếu chất khoáng hoặc thiếu một số vitamin . Nhất là vitamin B để tôm có thể thúc đẩy quá trình hấp thu các chất khoáng. Cũng có thể do thức ăn kém chất lượng, ôi thiu hoặc cho ăn thiếu dinh dưỡng.

Biểu hiện: tôm bệnh mềm vỏ thường có màu xỉn, vỏ bị mềm mỏng và nhăn nheo. Rất dễ bị các sinh vật gây bệnh tấn công. Tôm yếu chậm lớn, dần dần kiệt sức và chết.

3.     Bệnh thiếu vitamin

Chế độ ăn có bổ sung tất cả các vitamin cho thấy sự tăng trưởng tối đa. Thức ăn thiếu vitamin C là nguyên nhân dẫn đến bệnh chết đen. Khi đó màu sắc cơ thể tôm chuyển sang màu đen tối và làm giảm tỉ lệ sống của ấu trùng tôm.

Biểu hiện: Tôm ăn ít hoặc bỏ ăn, sức đề kháng giảm, khả năng chịu sốc kém. Tôm dễ bị các tác nhân gây bệnh tấn công.  Hậu quả là tôm sinh trưởng chậm, chết rải rác từ 1 đến 5% hàng ngày. Tỉ lệ hao hụt rất cao khoảng 80 đến 90%.

4.     Hội chứng thiếu hụt sắc tố

Hội chứng thiếu hụt sắc tố còn được gọi là tôm màu nhạt, bệnh tôm xanh hoặc hội chứng vỏ xanh.

Nên bổ sung tảo Spirulina sp với tỉ lệ 30 g/kg vào chế độ ăn ngay sau khi xuất hiện các dấu hiệu lâm sàng. Cách này cũng cải thiện đáng kể tình trạng bệnh và thiếu hụt dinh dưỡng cho tôm. Đồng thời tăng sắc tố đỏ trong cơ thể tôm cũng như chất lượng trứng và chất lượng ấu trùng.

Vì vậy, khi nuôi tôm người nuôi cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng hợp lí cho tôm. Đó cũng là một cách làm tăng sức đề kháng cho tôm và giúp tôm tránh được một số bệnh đáng kể.

BIO CHEM là một trong những đơn vị hàng đầu chuyên nhập khẩu các loại sản phẩm chuyên dùng cho lĩnh vực nuôi trồng thủy sản như các chế phẩm sinh học, hóa chất xử lý, yucca, dinh dưỡng bổ sung… giúp tăng năng suất và chất lượng nuôi trồng thuỷ sản. Các sản phẩm tại BIO CHEM đều là các sản phẩm tốt nhất, chất lượng nhất được nhập khẩu từ các quốc gia tiên tiến nhất trên thế giới để người dân nuôi trồng thủy sản khi dùng các sản phẩm của BIO CHEM luôn đạt được hiệu quả tốt nhất.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây của Bio-chem sẽ hỗ trợ tốt nhất cho Quý bà con, khi cần hỗ trợ tư vấn mua hàng vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để được hỗ trợ tốt nhất.

Mọi thông tin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH XNK BIO CHEM

Địa chỉ        : H18 ĐƯỜNG C4, P.TÂN THỚI NHẤT, QUẬN 12, TP.HCM

Điện thoại    : 08 3939 4747 – 0946 876 019 – 0942 89 30 31

Email         : infobiochemical@gmail.com

Website      : https://bio-chem.net/

Facebook   : https://www.facebook.com/hoachatbiochem/

 

 

 

3 thoughts on “Dấu hiệu thủy hải sản bị thiếu hụt thành phần dinh dưỡng

  1. Pingback: PANAMA888
  2. Pingback: coway

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.