Nhờ cải thiện việc hấp thụ năng lượng và các acid amin cũng như loại bỏ tác động của các yếu tố kháng dinh dưỡng, enzyme được xem là phụ gia thức ăn được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Thức ăn được bổ sung enzyme giúp động vật thủy sản cải thiện việc hấp thu các chất dinh dưỡng, giảm thiểu độc tố trong cơ thể, giảm ô nhiễm môi trường, chi phí thức ăn,…
Định nghĩa enzyme trong thủy sản
Enzyme là một trong nhiều loại protein trong các hệ thống sinh học. Đặc điểm cơ bản của chúng là xúc tác cho tốc độ của một phản ứng, tuy nhiên chúng không bị biến đổi bởi phản ứng đó. Chúng tham gia vào tất cả các loại hình đồng hóa và dị hóa của các quá trình tiêu hóa và trao đổi chất. Enzyme có xu hướng là các chất xúc tác rất cụ thể hoạt động trên một hoặc nhiều nhất là một nhóm các hợp chất được gọi là chất nền. Enzyme cung cấp các công cụ bổ sung hiệu quả có thể bất hoạt các yếu tố kháng dinh dưỡng và nâng cao giá trị dinh dưỡng của protein từ thực vật trong thức ăn. Chúng cung cấp một cách tự nhiên để biến đổi các thành phần thức ăn phức tạp thành các chất dinh dưỡng có thể dễ hấp thụ được.
Việc bổ sung các enzyme trong thức ăn có thể cải thiện việc sử dụng chất dinh dưỡng, giảm chi phí thức ăn và sự bài tiết chất dinh dưỡng vào môi trường.
Vì sao phải bổ sung enzyme vào khẩu phần ăn hàng ngày của động vật thủy sản?
Enzyme cũng được ví như là nguồn “nhiên liệu” cho quá trình tiêu hóa trong cơ thể động vật nói chung. Cách đơn giản nhất để nghĩ về enzyme là chúng ta hãy hình dung chúng như một “đội quân” sống trong cơ thể, tham gia “xử lý” tất cả các dạng thực phẩm đưa vào cơ thể hàng ngày và chuyển hóa chúng thành năng lượng và chất dinh dưỡng.
Mỗi một loại hợp chất có trong thức ăn sẽ có một loại enzyme riêng biệt cần thiết cho quá trình phân giải hợp chất đó trở thành dạng đơn giản hơn để cơ thể hấp thu và tăng trưởng. Chẳng hạn để phân hủy protein, enzyme protease sẽ tham gia vào quá trình, để phân hủy chất xơ cellular có trong tinh bột thì enzyme cellulase sẽ làm nhiệm vụ của nó,…
Cơ thể động vật thủy sản có thể tự sản sinh enzyme quan trọng để tiêu hóa thức ăn, bên cạnh đó hệ vi sinh vật hữu ích trong đường ruột cũng tiết enzyme để tham gia vào quá trình tiêu hóa.
Tuy nhiên, như đã nói ở trên, trong thành phần thức ăn ngày nay có nhiều chất khó tiêu hóa, thậm chí cản trở quá trình tiêu hóa, do đó hàm lượng và loại enzyme nội tại cơ thể động vật thủy sản không đủ để đáp ứng quá trình phân hủy này dẫn đến các bệnh và rắc rối khác liên quan đến hệ tiêu hóa. Động vật thủy sản có thể nhiễm các bệnh phân trắng, tổn thương các thụ thể hấp thu dinh dưỡng, đi phân sống và gây ô nhiễm môi trường.
Chẳng hạn như đối với tôm cá, phospho phytase là một chất kháng dinh dưỡng (có trong thành phần nguyên liệu thức ăn và có nguồn gốc từ thực vật). Nếu không có enzyme Phytase (loại enzyme mà động vật thủy sản không thể tự sản sinh được) giải phóng phospho thành dạng dễ hấp thu thì phospho sẽ bị thải ra ngoài môi trường gây ô nhiễm hữu cơ, tạo điều kiện cho tảo lam phát triển, phát sáng nước, làm mất cân bằng phospho trong cơ thể và làm tôm cá kém hấp thu, chậm lớn.
Chính vì những lý do trên, ngày nay việc bổ sung enzyme từ bên ngoài vào hệ tiêu hóa của động vật thủy sản ngày càng trở nên thiết yếu. Chính vì sự đang dạng về các thành phần thức ăn khác nhau mà enzyme bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày cũng cần phải đa dạng chủng loại và điều quan trọng nhất là các enzyme bổ sung vào cơ thể phải loại enzyme “còn hoạt lực”. Vì bản chất enzyme là một protein, do đó chúng cũng có khả năng bị biến tính (mất tác dụng), điều này giống như việc chúng ta cử một đội quân ốm yếu, thiếu sức chiến đấu chi viện cho chiến trường. Việc tạo ra các “enzyme nhân tạo” để bổ sung vào hệ tiêu hóa vì thế mà cũng cần có công nghệ hoàn chỉnh đến từ những tập đoàn hàng đầu thế giới.
Tác dụng và lợi ích của enzyme trong thức ăn:
– Giảm độ nhớt trong tiêu hóa
– Tăng cường tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng đặc biệt là chất béo và đạm
– Cải thiện giá trị năng lượng trao đổi của chế độ ăn
– Tăng lượng thức ăn ăn vào, hệ số tăng cân và hệ số thức ăn
– Giảm thải amoniac
– Cải thiện khả năng tiêu hóa dinh dưỡng
– Các enzyme nội sinh được tìm thấy trong hệ tiêu hóa của tôm và cá giúp phá vỡ các phân tử hữu cơ lớn như tinh bột, cellulose và protein thành những chất đơn giản hơn.
Quá trình tiêu hóa carbohydrate cải thiện bằng cách sử dụng enzyme từ vi khuẩn. Bổ sung các enzyme carbohydrate ngoại sinh vào thức ăn làm tăng việc sử dụng các carbohydrate trong chế độ ăn không có sẵn. Một lượng lớn các polysaccharide không phải tinh bột (NSP) như cellulose, xylan và mannan làm giảm giá trị dinh dưỡng của nhiều loại thành phần thực vật. Enzyme trong đường ruột để tiêu hóa các loại carbohydrate này không được sản sinh bởi hầu hết các động vật.
Enzyme và chức năng
Việc cho ăn enzyme có thể là một giải pháp để làm giảm tỷ lệ chết của ấu trùng ở động vật thủy sinh. Đường ruột của ấu trùng thủy sinh ngắn và tương đối kém phát triển so với khi chúng trưởng thành. Việc cho ấu trùng ăn bổ sung enzyme sẽ có lợi.
Tác động của enzyme trong thức ăn đến nuôi trồng thủy sản bền vững
Nuôi trồng thủy sản thành công và bền vững phụ thuộc vào nguồn thức ăn khả thi về mặt kinh tế và thân thiện với môi trường. Thức ăn là chi phí hoạt động chính chiếm 50 đến 60% tổng chi phí nuôi thâm canh. Thành phần thức ăn chính là bột cá rất đắt tiền và ngày càng phải cạnh tranh với các ngành công nghiệp chăn nuôi khác để có nguồn cung.
Enzyme đã và đang được sử dụng trong thức ăn thủy sản vì chúng là sản phẩm tự nhiên của quá trình lên men, do đó không gây ra mối đe dọa đối với môi trường nuôi và sức khỏe của cá và tôm. Enzyme làm giảm các vấn đề thải photpho cao trong môi trường ao nuôi. Nó làm giảm lượng amoniac trong nước ao.
Aquaazyme J – Bổ sung enzyme đường ruột, tăng sức đề kháng cho tôm cá, giúp tăng trưởng nhanh
Thành Phần :
– Cellulase 50.000.000 UI/kg
– Xylanase 7.000.000 UI/kg
– Phytase 300.000 UI/kg
– Amylase 700.000 UI/kg
– Lipase 10.000 UI/kg
– Protease 8.000 UI/kg
– Pectinase 7.000 UI/kg
Công Dụng :
– Bổ sung enzyme đường ruột giúp cân bằng hệ enzyme, nâng cao khả năng hấp thu thức ăn, tăng cường chức năng của đường ruột, kích thích tiêu hóa.
– Tạo môi trường tốt cho lợi khuẩn phát triển trong đường ruột giúp hạn chế các bệnh về đường ruột ở tôm cá, hỗ trợ điều trị tôm bị phân trắng.
– Tăng sức đề kháng cho tôm cá, giúp tăng trưởng nhanh, giảm FCR.
Cách Dùng :
– Trộn 0,5 g/1 kg thức ăn.
– Tùy vào tình trạng của tôm cá, có thể tăng lượng sử dụng 1 g/ 1 kg thức ăn.
Quy Cách :
– 25 kg/bao.
Xuất Xứ :
– Tex Biosciences (P) Limited – Ấn Độ.
BIO CHEM – Chuyên cung cấp chế phẩm sinh học, yucca, hóa chất xử lý, dinh dưỡng bổ sung trong nuôi trồng thủy sản chất lượng, uy tín
Hiểu được nhu cầu của bà con nuôi trồng thủy sản, BIO CHEM nhập khẩu những sản phẩm chế phẩm sinh học, yucca, hóa chất xử lý, dinh dưỡng bổ sung chất lượng nhất phân phối ra thị trường nhằm hướng tới sản lượng nuôi trồng tốt nhất cho quý bà con. Với phương châm “Chất lượng tạo niềm tin” thì niềm vui khi được mùa của quý bà con cũng chính là niềm vui của chúng tôi. Chúng tôi luôn đồng hành, tạo ra những vụ nuôi thành công cũng như nguồn thực phẩm sạch góp phần phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU BIO CHEM
Địa chỉ : H18, đường C4, P.Tân Thới Nhất, Q.12, TP.HCM.
Điện thoại : 08 3939 4747 – 0946 876 019 – 0942 89 30 31
Email : infobiochemical@gmail.com
Facebook : https://www.facebook.com/hoachatbiochem/