Chế phẩm sinh học ngày càng được ứng dụng nhiều hơn trong nuôi trồng thủy sản và được ứng dụng trực tiếp là một giải pháp mang lại hiệu quả cao để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong ao nuôi. Đặc biệt đã được dùng như một phương thức phòng bệnh tối ưu thay thế biện pháp phòng bệnh bằng kháng sinh và được chấp nhận để quản lý mầm bệnh trong nuôi trồng thủy sản. Tạo nền tảng vững chắc cho phần lớn hoạt động nuôi trồng thủy sản trên thế giới.
Những ứng dụng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản bao gồm:
Các loại chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thủy sản bao gồm:
- Chế phẩm giúp cải thiện sức khỏe sinh vật
- Chế phẩm giúp cải tạo môi trường
- Chế phẩm gây ức chế tác nhân gây bệnh
Cơ chế cải thiện sức khỏe
- Các vi khuẩn cung cấp các dưỡng chất cho vật chủ gồm vi khuẩn bacteroides và clostridium sp. Các vi khuẩn cung cấp axit béo và vitamin cho vật chủ như Agrobacterium sp., Pseudomonas sp.,…
- Một số vi khuẩn tham gia vào quá trình tiêu hóa của loài hai mảnh vỏ Bivalvia. Bằng cách tiết ra các enzyme ngoại bào như lipase, protease. Hệ vi sinh vật có khả năng cung cấp enzyme cho quá trình tiêu hóa của tôm Penaeus chiensis.
- Kích thích hệ thống miễn dịch không đặc hiệu của vật chủ. Khi cho cá hồi ăn vi khuẩn clostridium batyricum làm tăng hoạt động thực bào của bạch cầu. Giúp chống nhiễm bởi vi khuẩn Vibrio. Vi khuẩn bacillus sp. có thể tăng hoạt động hệ miễn dịch tế bào và dịch thể của tôm sú.
- Một số dòng có khả năng chống nhiễm virut như virut IHNV, OMV,…
Cơ chế cải thiện chất lượng môi trường
Vi khuẩn bacillus sp. có khả năng làm giảm chất hữu cơ trong nước.
Cơ chế ức chế tác nhân gây bệnh
Vi khuẩn Bacillus subtilis có thể tiết ra nhiều chất ức chế vi sinh vật khác như: difficidin, oxydifficidin, … Vi khuẩn Lactobacillus reuteri có khả năng tiết ra chất kháng khuẩn reuterin. Một số loài khác: Thalassobacter utilis, Pseudomonas I2 có khả năng tiết ra chất ức chế vi khuẩn Vibrio. Vi khuẩn Probiotics cạnh tranh chất dinh dưỡng và không gian sống làm giảm vi khuẩn gây bệnh.
Lợi ích của chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại chế phẩm sinh học được sử dụng với các mục đích khác nhau dựa trên đặc tính của từng loại. Có thể thấy các lợi ích to lớn của chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản:
– Ổn định pH của nước, ổn định màu nước do chế phẩm sinh học hấp thu chất dinh dưỡng hòa tan trong nước hạn chế tảo phát triển nhiều, giảm chi phí xử lý nước trong quá trình nuôi, tăng oxy hòa tan trong nước giúp động vật thủy sản khỏe mạnh và phát triển.
Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản còn có tác dụng hạn chế việc sử dụng hóa chất bừa bãi, gây tác động xấu đến môi trường sinh thái và ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Phân hủy các chất hữu cơ trong nước, hấp thu xác tảo chết và làm giảm lớp bùn ở đáy ao.
– Khi trộn chế phẩm sinh học vào thức ăn có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, giúp hấp thu tốt thức ăn, làm tăng hiệu quả sử dụng thức ăn (giảm hệ số thức ăn), thúc đẩy tăng trưởng.
– Nâng cao khả năng miễn dịch của động vật thủy sản.
– Ức chế sự hoạt động và phát triển của các vi khuẩn có hại do quá trình tăng sinh làm cho số lượng vi khuẩn có lợi tăng lên lấn át và kìm hảm hãm sự phát triển của các vi khuẩn gây hại, do đó hạn chế mầm bệnh phát triển. Cần bổ sung chế phẩm sinh học định kỳ vào ao nuôi nhằm đảm bảo vi khuẩn có lợi tồn tại trong ao với số lượng lớn và để phòng bệnh cho động vật thủy sản.
Kích thích tôm phát triển: Để tăng hiệu quả sử dụng thức ăn, nhiều dòng vi khuẩn có ích được đưa vào cơ thể tôm, giúp tiêu hóa thức ăn, hấp thụ dinh dưỡng, hạn chế độc tố, ức chế vi khuẩn có hại, bảo vệ sức khỏe tôm nuôi
Để sử dụng men vi sinh có hiệu quả, người nuôi tôm cần chú ý một số vấn đề sau:
– Về thành phần: Trong men vi sinh có 2 thành phần chủ yếu là vi khuẩn có lợi và các chất dinh dưỡng để nuôi vi khuẩn. Chúng gồm các loài như: Bacillus sp, Nitrosomonas, Nitrobacter…; chất dinh dưỡng là các loại đường, muối canxi, muối magie…
– Về hình thức: Men vi sinh có 2 dạng, dạng nước và dạng bột (dạng viên). Thông thường men vi sinh dạng bột có chứa thành phần vi khuẩn có lợi cao hơn so với vi sinh dạng nước.
– Về chủng loại: Men vi sinh có 2 loại gồm loại dùng để xử lý môi trường (loài vi khuẩn chủ yếu là Bacillus sp, Nitrosomonas, Nitrobacter…) và loại trộn vào thức ăn cho tôm, cá (loài vi khuẩn chủ yếu là Lactobacillus, các loại enzyme…).
Có 2 cách sử dụng men vi sinh trong nuôi thuỷ sản:
+ Đưa trực tiếp vào nước để vi khuẩn men vi sinh lưu trú trong nước.
+ Trộn men vi sinh vào thức ăn.
Những loại chế phẩm sinh học được khuyên dùng hiện đang có tại BIO CHEM
BIO HERO
Thành phần chính:
– Bacillus spp (min): 4 x 107 CFU/g
– Saccharomyces Cerevisiae (min): 4 x 109 CFU/g
Đặc điểm: Dạng hạt
Công dụng chính của vi sinh xử lý nước BIO HERO:
– Ổn định chất lượng nước và cân bằng pH, duy trì màu nước, tảo ổn định.
– Làm giảm lượng chất thải hữu cơ như phân tôm, xác tảo tàn, vỏ tôm lột xác,…
– Giảm lượng bùn đáy ao, xử lý đáy ao hiệu quả.
– Kích thích sự phát triển của phiêu sinh vật trong ao tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm cá.
– Loại bỏ khí độc trong ao, đáy ao như H2S, NH3,…
Cách dùng:
– Xử lý định kỳ: 500 g/ 10.000 – 12.000 m3 nước, định kỳ 7-10 ngày/ lần trong suốt quá
trình nuôi.
– Trường hợp ao bị ô nhiễm nặng: 500 g/ 5.000 m3 nước.
– Nên chạy quạt nước liên tục 8 giờ sau khi sử dụng để tăng hiệu quả..
Quy cách:
– 11,35 kg/xô
Xuất xứ:
– Bioscience, Inc. – Mỹ.
PRO – B TABLETS
Thành phần:
Bacillus subtilis ≥ 2 x 109 cfu/g
Bacillus licheniformis ≥ 2 x 109 cfu/g
Đặc điểm: Dạng viên nén 10g
Công dụng:
– Ổn định chất lượng nước và cân bằng pH. Duy trì màu nước, tảo ổn định.
– Làm giảm lượng chất thải hữu cơ như phân tôm, xác tảo tàn, vỏ tôm lột xác, làm sạch đáy ao.
– Kích thích sự phát triển của phiêu sinh vật trong ao tạo nguồn thức ăn cho tôm.
– Loại bỏ khí độc trong ao, đáy ao như H2S, NH3, NO2.
Cách dùng:
– Tạt trực tiếp xuống ao, thời điểm 9-10h sáng.
– Xử lý định kỳ: 300 – 500 g/ 10.000 – 12.000 m3 nước, định kỳ 7-10 ngày/ lần trong suốt quá trình nuôi.
– Trường hợp ao bị ô nhiễm nặng: 300 – 500 g/ 5.000 – 7.000 m3 nước.
– Nên chạy quạt nước liên tục 8 giờ sau khi sử dụng để tăng hiệu quả.
– Dùng cắt tảo: đánh vào buổi chiều tối.
Xuất xứ: Aquaintech, Inc. – Mỹ
Quy cách: 10 kg/xô
PRO – B POWDER
Thành phần:
Bacillus subtilis ≥ 1 x 109 cfu/g
Bacillus licheniformis ≥ 1 x 109 cfu/g
Bacillus polymyxa ≥ 1 x 109 cfu/g
Bacillus megaterium ≥ 1 x 109 cfu/g
Đặc điểm: Dạng bột
Công dụng:
- Cung cấp vi sinh vật và enzyme có lợi giúp phân hủy mùn bã hữu cơ như phân tôm, xác tảo tàn, vỏ tôm lột xác,…
- Ổn định chất lựơng nước và cân bằng pH.
- Loại bỏ khí độc trong ao, đáy ao như H2S, NH3,…, giảm lượng bùn đáy ao, xử lý đáy ao hiệu quả, tăng hàm lượng oxy hòa tan, ngăn chặn hiện tượng tôm cá nổi đầu.
- Kích thích sự phát triển của phiêu sinh vật tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm, cá, duy trì màu nước, ổn định tảo.
Cách dùng:
- Hòa vi sinh với nước ao rồi tạt đều, thời điểm 9-10h sáng.
- Xử lý định kỳ: 300 – 500 g/ 10.000 – 12.000 m3 nước, định kỳ 7-10 ngày/ lần trong suốt quá trình nuôi.
- Trường hợp ao bị ô nhiễm nặng: 300 – 500 g/ 5.000 – 7.000 m3 nước.
- Nên chạy quạt nước liên tục 8 giờ sau khi sử dụng để tăng hiệu quả.
- Dùng cắt tảo: đánh vào buổi chiều tối.
Xuất xứ: Aquaintech, Inc. – Mỹ
Quy cách: 11,35 kg/xô
BIO CHEM – Chuyên cung cấp chế phẩm sinh học, yucca, hóa chất xử lý, dinh dưỡng bổ sung nhập khẩu chất lượng
Hiểu được nhu cầu của bà con nuôi trồng thủy sản, BIO CHEM nhập khẩu những sản phẩm chế phẩm sinh học, yucca, hóa chất xử lý, dinh dưỡng bổ sung chất lượng nhất phân phối ra thị trường nhằm hướng tới sản lượng nuôi trồng tốt nhất cho quý bà con. Với phương châm “Chất lượng tạo niềm tin” thì niềm vui khi được mùa của quý bà con cũng chính là niềm vui của chúng tôi. Chúng tôi luôn đồng hành, tạo ra những vụ nuôi thành công cũng như nguồn thực phẩm sạch góp phần phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU BIO CHEM
Địa chỉ : H18, đường C4, P.Tân Thới Nhất, Q.12, TP.HCM.
Điện thoại : 08 3939 4747 – 0946 876 019 – 0942 89 30 31
Email : infobiochemical@gmail.com
Facebook : https://www.facebook.com/hoachatbiochem/
23 thoughts on “Ứng dụng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản”
Comments are closed.