Tin tức

Tại sao nên dùng Chlorin Mỹ để xử lý nước nuôi?

Chlorine từ lâu đã được con người sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực nhằm tiêu diệt các loại vi khuẩn, vi rút, nấm trong môi trường nước, để cải thiện chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản. Đây là loại hóa chất được đánh giá là cần thiết và không thể thiếu trong nuôi trồng thủy sản. Vậy hóa chất Chlorine là gì? Sử dụng chlorine trong nuôi trồng thủy sản sao cho hiệu quả? Tại sao nên dùng Chlorine Mỹ để xử lý nước nuôi? Hãy cùng BIO CHEM tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Hóa chất Chlorine là gì?

Hóa chất khử trùng Chlorine có tác dụng oxy hóa và sát khuẩn rất mạnh. Chlorine  là hợp chất tồn tại ở dạng hạt và dạng viên màu trắng, dễ tan trong nước, khi tan giải phóng khí Clo làm nước có mùi hắc đặc trưng. Chlorine hay Chlorine là một hợp chất của clo, có tác dụng oxy hóa và sát khuẩn cực mạnh. Do vậy được dùng khá phổ biến với mục đích khử trùng và tẩy trắng. Chlorine có 2 dạng đó là Chlorine tự do và hypochlorite.

Chlorine được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực. Trong xử lý nước, tác dụng của Chlorine đóng vai trò là một chất khử trùng, tiêu diệt được 99% các loại vi khuẩn, vi trùng gây bệnh. Trong nông nghiệp, Chlorine được sử dụng để diệt khuẩn và khử trùng trang trại, dụng cụ nuôi trồng. Trong công nghiệp, Chlorine được ứng dụng để bảo quản rau tươi, tẩy trắng bột giấy và vải sợi. Trong nuôi trồng thủy sản, hóa chất Chlorine có thể diệt khuẩn, xử lý nước ao nuôi đạt chuẩn. Đặc biệt, Chlorine không thể thiếu trong công tác xử lý nước bơi trong nhà và ngoài trời.

Những ứng dụng của Chlorine trong nuôi trồng thủy sản

Trong nuôi trồng thủy sản, Chlorine được  sử  dụng  phổ  biến  ở  dạng Calcihypochlorite hơn Natrihypochlorite. Chlorine được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực. Chlorine có khả năng tuyệt vời trong việc khử trùng nước, ao hồ, trang thiết bị, dụng cụ chăn nuôi,…đồng thời, tiêu diệt được 99% các loại vi khuẩn, virus, phiêu sinh vật còn sót lại trong các vụ nuôi trước.

Trong giai đoạn cải tạo ao

Đây là giai đoạn cực kỳ quan trọng trong nuôi thủy sản, góp phần ảnh hưởng đến thành bại của vụ nuôi. Do đó, việc cải tạo ao cần được người nuôi chú trọng nhiều.

Việc sử dụng Chlorine để diệt khuẩn, diệt tạp, khử trùng trong lúc cải tạo ao (bao gồm cả diệt giáp xác) là hết sức cần thiết và là một sự lựa chọn hết sức hợp lý. Tuy nhiên, để sử dụng hợp lý Chlorine trong giai đoạn cải tạo ao thì quý bà con cần quan tâm chú ý một số vấn đề sau đây:

  • Nhiệt độ càng cao thì hoạt lực của Chlorine càng cao. Thời điểm người nuôi nên sử dụng Chlorine tốt nhất trong ngày từ 13-15h chiều, thời gian đó nhiệt độ thường cao nhất trong ngày.
  • Nếu ao nuôi có nhiều khí độc như: H2S, NH3, NO2,… thì hàm lượng của Chlorine càng tăng cao hơn. Chlorine sẽ xảy ra những phản ứng hóa học với các khí độc này, do đó làm giảm tác dụng tới vi khuẩn.
  • pH càng cao thì Chlorine càng mất tác dụng hơn. Vì vậy, phải để ổn định pH xong người nuôi mới nên sử dụng Chlorine để diệt khuẩn. Sử dụng vôi để điểu chỉnh pH và kiềm.

Giai đoạn đã cấp nước vào ao

Khi đã cấp nước vào ao nuôi tôm cá, muốn sử dụng Chlorine để diệt khuẩn ao nuôi, người nuôi sử dụng Chlorine với liều lượng từ 20 – 30 ppm. Người nuôi hòa nước vào Chlorine và tạt đều khắp ao nuôi. Đặc biệt, phải bật sục khí thật mạnh để tăng cường hoạt tính của Chlorine.

Một số lưu ý trong sử dụng chlorine

– Phổ diệt trùng của chlorine rất rộng nên các vi khuẩn có lợi trong nước và đáy ao dễ bị tiêu diệt.

– Chlorine ít hiệu quả với bào tử vi khuẩn và sẽ giảm khi môi trường vật chất hữu cơ cao, pH, độ kiềm của nước cao.

– Chlorine mang lại hiệu quả cao trong môi trường pH thấp vì khi hòa tan chlorine sẽ cho ra 2 dạng HClO và OCl- đều có tính năng diệt khuẩn, trong đó chlorine sẽ phân li chủ yếu HClO khi pH nước thấp và tính năng sát khuẩn cao hơn gấp nhiều lần so với OCl- .

– Khi dùng chlorine sát trùng nước, dư lượng của khí Cl có thể gây độc cho vật nuôi, đặc biệt là ấu trùng tôm, cá biển. Do vậy, cần trung hòa chlorine bằng natri Thiosulfate. Để khử 1mg/l Cl2 cần 7mg/l Thiosulfate natri. Và dĩ nhiên chúng ta cần thận trọng đánh giá dư lượng chlorin trong giai đoạn dưới 30 ngày tuổi để tránh ảnh hưởng và làm stress tôm.

– Lưu ý rằng liều dùng trực tiếp trong ao tôm không nên quá 3ppm (3kg/1000 m3 nước) vì sẽ gây ngộ độc cho tôm nuôi trong ao.

Việc tính lượng chlorine chính xác khi xử lý là phức tạp, vì thế, cần thận trọng khi sử dụng chlorine, đặc biệt là xử lý bệnh cho thủy sản nuôi.

Liều lượng sử dụng

+ Khử trùng thiết bị, bể và dụng cụ: 100 – 200ppm, từ 100 – 200kg cho 1000 m3 nước trong  (30 phút).

+ Khử trùng đáy ao: 50 – 100ppm. Xử lý khi tôm của vụ nuôi trước bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

+ Khử trùng nước ao: 25 – 35ppm trong trường hợp sử dụng trực tiếp trong ao nuôi khi chưa có tôm nhưng khi sau xử lý thuốc tím và PAC thì liều dùng chlorine nên áp dụng linh hoạt từ 5-15 ppm (5-15kg/1000m3) tùy theo nguồn nước, mùa vụ và giai đoạn tuổi của tôm.

+ Xử lý bệnh do vi khuẩn: 1 – <3ppm. Không nên áp dụng liều >3ppm vì dễ gây ngộ độc và stress tôm. Rất hạn chế sử dụng phương pháp này trong ao.

+ Một lưu ý để nhận biết chlorine có hoạt lực tốt và đủ liều là sau khi sử dụng chlorine nước sẽ càng trong hơn sau xử lý. Trường hợp nước sau xử lý Chlorine nước bị đục đỏ thì nên xem lại qui trình xử lý và hàm lượng hữu cơ trong nước.

Hiểu được nhu cầu của bà con nuôi trồng thủy sản, Bio Chem đã nhập khẩu và cung cấp ra thị trường dòng sản phẩm Chlorine Mỹ. “Chất lượng tạo niềm tin” là tiêu chí để chúng tôi mang đến sản phẩm chất lượng nhất. Với đội ngũ nhân viên có chuyên môn luôn sẵn sàng tư vấn cho người nuôi trồng về tính chất, cách sử dụng và công dụng của Chlorine.

Bio Chem luôn đồng hành, tạo ra những vụ nuôi thành công cũng như nguồn thực phẩm sạch góp phần phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam.

Mọi thông tin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH XNK BIO CHEM

Địa chỉ        : H18 ĐƯỜNG C4, P.TÂN THỚI NHẤT, QUẬN 12, TP.HCM

Điện thoại    : 08 3939 4747 – 0946 876 019 – 0942 89 30 31

Email          : infobiochemical@gmail.com

Website      : https://bio-chem.net/

Facebook   : https://www.facebook.com/hoachatbiochem/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.