Tin tức

Lợi ích Sodium Bicarbonate trong nuôi trồng thủy sản

Trong nuôi tôm, độ kiềm là yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất tôm nuôi. Kiểm tra độ kiềm hàng tuần là cần thiết trong quản lý ao nuôi tôm, tuy nhiên ở những ao nuôi có độ mặn thấp hoặc nguồn nước có độ kiềm thấp hoặc các động vật hai mảnh vỏ phát triển trong ao nuôi tôm, cần phải đo độ kiềm thường xuyên hơn để điều chỉnh hàm lượng cho phù hợp.

Sodium Bicarbonate là gì?

Sodium Bicarbonate  – NaHCO3 là hoá chất nuôi trồng thủy sản phổ biến thường được sử dụng cho ao nuôi tôm. Tác dụng chính tăng cường điện giải, bổ sung khoáng giúp tôm cứng vỏ, có thể dùng kết hợp thêm các loại chất khoáng khác. Xử lý nước, ổn định màu nước tránh bị đục nước do mưa nhiều. Tăng độ kiềm, duy trì độ pH cho ao vào mùa mưa giúp nước ao ổn định trong thời gian dài hơn.

Sodium Bicarbonate còn gọi là bột nở, thuốc tiêu mặn, thuốc muối, Natri Hydro cacbonat, bicarbonate của soda, có công thức hoá học là NaHCO3, dạng chất rắn, màu trắng, không mùi, vị hơi mặn, nóng chảy ở nhiệt độ thấp 50 độ C phân huỷ thành natri cacbonat, tan nhiều trong nước, không tan trong ethanol, hút ẩm nhanh, không bắt lửa, không cháy.

Những lưu ý khi dùng Sodium Bicarbonate nên xử lý lúc trời mát hoặc buổi chiều tối, chia ra đánh nhiều lần cách nhau 1-3 tiếng để tôm không bị sốc do dùng nhiều kiềm. Liều lượng xử lý có thể tăng hay giảm tùy thuộc vào độ kiềm trong ao. Nếu mưa nhiều ngoài tăng kiềm ra còn cần tăng độ mặn của nước. Nên kết hợp với Vôi hoặc Dolomite để tăng hiệu quả tăng kiềm trong ao.

Độ kiềm ảnh hưởng như thế nào đến nuôi trồng thủy sản?

Trong nuôi trồng thủy sản, độ kiềm trong môi trường nước thay đổi sẽ ảnh hưởng đến các yếu tố lý, hóa, sinh và sức khỏe của thủy sản. Nếu độ kiềm biến động lớn có thể làm tôm, cá bị sốc, yếu và bỏ ăn. Nếu độ kiềm cao kéo dài sẽ làm tôm chậm tăng trưởng, còi cọc, dễ nhiễm bệnh, hạo hụt.

Độ kiềm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cá khi có sự thay đổi đột ngột, cá có thể bị stress hay bị chết.

Tuy nhiên ảnh hưởng quan trọng hơn là ảnh hưởng gián tiếp của độ kiềm thông qua môi trường nước. Độ kiềm ảnh hưởng đến nồng độ hòa tan các muối dinh dưỡng, đến độ cứng của nước, thành phần các độc tố. Cụ thể như độ kiềm càng cao, hàm lượng ammonia dạng không phân ly (NH3) càng nhiều và rất có hại cho cá. Chỉ số pH liên quan đến độ cứng và độ kiềm của nước. Khi độ cứng và độ kiềm ổn định, độ pH ít thay đổi, độ pH ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của cá cảnh, đến bệnh tật, đến việc tạo màu sắc…

Khi độ kiềm tăng cao, cá tăng cường trao đổi chất, tiêu hao nhiều năng lượng, làm cá chậm lớn, hao hụt nhiều, độ kiềm cao thì chất kiềm cũng phá hủy mang và da của cá.

Ao, hồ có độ kiềm trong khoảng 20- 150mg/l thì thích hợp cho phiêu sinh vật cũng như tôm, cá.

Trong ao nuôi tôm, độ kiềm ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến động pH trong ao, ảnh hưởng đến quá trình lột xác và cứng vỏ của tôm nuôi.

Trong quản lý ao nuôi tôm cần kiểm tra độ kiềm hàng tuần. Đặc biệt ở những ao nuôi có độ mặn thấp hoặc nguồn nước có độ kiềm thấp hoặc các động vật hai mảnh vỏ phát triển trong ao nuôi tôm, cần phải đo độ kiềm thường xuyên hơn để điều chỉnh hàm lượng cho phù hợp.

Điều quan trọng khác trong thực hành quản lý ao nuôi tôm là phải biết cách điều chỉnh khi độ kiềm tăng cao hay giảm thấp. Kiểm soát độ kiềm và các biện pháp hạn chế sự ảnh hưởng của nó đến sức khỏe của tôm nuôi là yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất tôm nuôi.

Tác Hại Khi Độ Kiềm Trong Ao Nuôi Thấp

Khi độ kiềm thấp, pH sẽ biến động và gây stress, giảm tăng trưởng và thậm chí gây chết tôm.

Khi độ kiềm thấp, một vài thành phần hóa học cần thiết cho sự phát triển của vi tảo sẽ bị thiếu

Độ kiềm thấp có thể do nguồn nước có độ kiềm thấp hoặc có sự hiện diện của động vật thân mềm hai mảnh vỏ trong ao, chúng hấp thụ muối carbonat và lọc hết tảo làm thức ăn, kết quả là làm nước trong và có độ kiềm rất thấp.

Giải pháp xử lý ao nuôi bị biến đổi độ kiềm

Sodium Bicarbonate là Soda tăng kiềm, ổn định môi trường ao nuôi với:

SODIUM BICARBONATE

Thành phần: Sodium Bicarbonate (NaHCO3) 99%

Đặc điểm: Dạng bột trắng, tan trong nước.

Công dụng:

  • Tăng kiềm nhanh chóng, duy trì độ kiềm, ổn định môi trường, ổn định pH.
  • Cùng với các loại chất khoáng khác, Sodium Bicarbonate tăng cường chất điện giải, bổ sung khoáng giúp tôm cứng vỏ nhanh sau khi lột xác.

Liều dùng:

  • Tăng độ kiềm: 15-20 kg/ 1.000 m3 nước.
  • Ổn định độ kiềm trong nước: 5-10 kg/ 1.000 m3 nước, 5-7 ngày/ lần tùy theo độ tuổi của tôm.

Lưu ý:

  • Nên sử dụng lúc trời mát hoặc chiều tối, chia ra đánh nhiều lần cách nhau 1-3 tiếng để tôm không bị sốc.
  • Nên kết hợp với Vôi hoặc Dolomite để tăng hiệu quả tăng kiềm trong ao.

Xuất xứ: Ý (Thái Lan), Trung Quốc

Quy cách: 25kg/bao

Bio Chem – nơi cung cấp chế phẩm sinh học, yucca, hóa chất xử lý, dinh dưỡng bổ sung uy tín trong nuôi trồng thủy sản

Cùng với phương châm “Chất lượng tạo niềm tin”, Công ty Bio Chem không ngừng đổi mới, với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, vận chuyển nhanh chóng, công ty chúng tôi cam kết đem đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng cao và hiệu quả.

Mọi thông tin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH XNK BIO CHEM

Địa chỉ           : H18 ĐƯỜNG C4, P.TÂN THỚI NHẤT, QUẬN 12, TP.HCM

Điện thoại    : 08 3939 4747 – 0946 876 019 – 0942 89 30 31

Email            : infobiochemical@gmail.com

Website          : https://bio-chem.net/

Facebook       : https://www.facebook.com/hoachatbiochem/

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.