Tin tức

Chăm sóc cá nuôi vào thời điểm giao mùa

Trong nuôi trồng thủy sản, thì giai đoạn chuyển giao mùa rất quan trọng. Đây chính là thời điểm thuận lợi cho mầm bệnh trên cá phát triển rất nhanh, chủ yếu là các bệnh về ký sinh trùng, nấm, vi khuẩn,… Để giúp cá sinh trưởng và phát triển tốt trong giai đoạn này chúng ta cần chú trọng quan tâm bổ sung dưỡng chất cần thiết giúp cá khỏe hơn chống chọi lại các bệnh thời điểm giao mùa.

Tác động trời mưa, thời tiết thất thường đến ao nuôi

Thời tiết diễn biến thất thường là điều kiện thuận lợi để dịch bệnh phát sinh và lây lan. Vì vậy, người nuôi cần thực hiện tốt các biện pháp quản lý để hạn chế thiệt hại.

Mưa cũng làm tăng các vật chất lơ lửng trong ao do sự rửa trôi từ bờ ao, chính nguyên nhân này làm tăng độ đục, hạn chế ánh sáng xuống ao gây ra hiện tượng suy giảm tảo (sụp tảo) đột ngột.

Thường từ tháng 8 đến 11 hằng năm, trời mưa nhiều kết hợp với nước lũ thượng nguồn đổ về, mang theo nhiều vật chất hữu cơ, rác và các chất thải khác từ nhà máy, sinh hoạt của cộng đồng, thuốc bảo vệ thực vật từ đồng ruộng chảy ra sông…

Dẫn đến nguồn nước bị ô nhiễm nặng, ảnh hưởng lớn đến môi trường sống của các loài thủy sản nói chung và cá tra nuôi nói riêng, khiến cho sức khỏe cá bị suy giảm, dễ bị dịch bệnh như các loại virus, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng,… tấn công. Hơn nữa, mưa lớn làm thay đổi các yếu tố thủy lý, thủy hóa môi trường nước, đặc biệt là nhiệt độ và ôxy hòa tan, cá dễ bị stress và giảm khả năng đề kháng. Do vậy, cần phải hết sức chú ý để có biện pháp phòng trị kịp thời và hữu hiệu, nhằm bảo vệ cho đàn cá an toàn.

Chăm sóc cá nuôi thời điểm giao mùa

Những nguyên nhân vào thời điểm giao mùa có thể dẫn đến bệnh cá:

– Khi mưa xuống tảo tàn đột ngột ngay sau mưa hoặc ngay cả khi đang mưa, do nhiều nguyên nhân kết hợp gây ra. Nhưng nguyên nhân chính do giảm pH đột ngột làm giảm nồng độ khoáng chất, tăng độ đục và cuối cùng là giảm cường độ ánh sáng

– Nước ao kém chất lượng do quản lý không đúng kỹ thuật hoặc nguồn nước cấp bị ô nhiễm hóa chất độc hại, vi khuẩn, vi rút.

– Chất lượng nước bị thay đổi: Nhiệt độ nước thay đổi đột ngột vào tháng 12 đến tháng 2 hoặc nhiệt độ tăng cao vào tháng 3 đến tháng 7, nhiệt độ ban ngày và ban đêm có sự chênh lệch lớn từ 7 – 10 độ làm cho cá sốc bỏ ăn, suy yếu, tạo điều kiện cho sinh vật gây bệnh phát triển, làm cho cá dễ bị bệnh.

– Nguồn giống thả kém chất lượng: Cá có thể đã bị nhiễm bệnh từ nguồn giống thả nuôi chưa được kiểm tra chất lượng,mang sẵn mầm bệnh mà chưa được xử lý diệt trùng, khi thả cá xuống nuôi gặp thời tiết thay đổi sẽ dễ bị nhiễm bệnh.

– Khi mưa xuống tảo tàn đột ngột ngay sau mưa hoặc ngay cả khi đang mưa, do nhiều nguyên nhân kết hợp gây ra. Nhưng nguyên nhân chính do giảm pH đột ngột làm giảm nồng độ khoáng chất, tăng  độ đục và cuối cùng là giảm cường độ ánh sáng.

– Chất lượng thức ăn kém: Chất lượng thức ăn kém, không đủ dinh dưỡng cho cá sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh phát triển và làm ô nhiễm nước ao.

Công ty TNHH XNK BIOCHEM

Một số bệnh của cá thời điểm giao mùa

Bệnh đốm đỏ:

Xuất hiện quanh năm, thường tập trung vào cuối mùa xuân, đầu mùa hè (tháng 3 – 5) mùa thu (tháng 8 – 10) khi nhiệt độ nước 25 – 30oC. Biểu hiện cá kém ăn hoặc bỏ ăn, bơi lờ đờ trên tầng mặt, da cá tối màu, cá mất nhớt thô ráp, xuất hiện các vết loét ăn sâu vào cơ thể, mắt lồi, hậu môn viêm xuất huyết, bụng có thể chướng to, các vây xơ rách, các vây tia cụt dần, thường gặp ở cá trắm cỏ. Tỷ lệ chết từ 30 – 70%.

Bệnh xuất huyết do virus:

Xuất hiện quanh năm. Biểu hiện: đại bộ phận da cá xuất huyết, vẩy rụng, gốc vây bụng, ngực, vây lưng, các tia vây rách nát cụt dần, có lúc ruột xuất huyết, lỗ hậu môn bị xuất huyết. Bệnh nặng cá cắm đầu xuống dưới, đuôi lên trên thành vuông góc với mặt nước, cá nhanh chóng chết hàng loạt. Phòng bệnh như bệnh đốm đỏ.

Bệnh vàng da

Bệnh vàng da thường xuất hiện cao điểm vào mùa mưa. Khi bị bệnh, cá mất máu, giảm hồng cầu, dẫn đến khả năng lấy oxy kém, sức đề kháng giảm làm cá dễ nhiễm bệnh khác, chết hàng loạt và nhanh chóng. Để phòng bệnh, ngoài các phương pháp chủ yếu, người nuôi nên cho cá ăn bằng thức ăn công nghiệp đảm bảo chất lượng và phải có hệ thống sục khí đáy ao thích hợp để bổ sung ôxy và giảm độc từ đáy ao. Phương pháp trị bệnh tương tự bệnh gan thận mủ.

Bệnh nấm thủy mi:

Bệnh xuất hiện ở những ao tù đọng, có nhiều mùn bã hữu cơ, nuôi mật độ dày. Động vật thủy sản đánh bắt, vận chuyển bị xây sát. Bệnh phát mạnh vào mùa xuân khi nhiệt độ từ 18oC – 25oC. Phòng bệnh như bệnh đốm đỏ, áp dụng biện pháp tổng hợp, thường xuyên quản lý ao hồ, thao tác đánh bắt nhẹ nhàng tránh xây xát, chọn giống cá có sức đề kháng tốt, chọn giống cá miễn dịch tự nhiên,…

Bệnh trùng mỏ neo:

Xuất hiện quanh năm. Cá bơi lội không bình thường, khả năng bắt mồi giảm. Trùng hút dinh dưỡng nên cá gầy yếu. Phòng bệnh: Giữ nước ao sạch sẽ không dùng nguồn nước ở các ao bị bệnh đưa vào ao nuôi. Dùng lá xoan bón lót xuống ao trước khi thả cá với liều lượng 0,2 – 0,3 kg/m3 nước để diệt trùng mỏ neo có trong ao.

Chăm sóc cá nuôi thời điểm giao mùa

Những biện pháp phòng ngừa cá nhiễm bệnh trong giai đoạn chuyển mùa

Trong thời điểm giao mùa, để hạn chế, phòng ngừa bệnh thời điểm giao mùa trong nuôi trồng thủy sản chúng ta cần ổn định chất lượng nước, ổn dịnh lượng kiềm cũng như độ pH để tránh thời tiết thay đổi đột ngột làm môi trường nước biến đổi khiến tôm, cá dễ bệnh.

Các hóa chất xử lý nước và dinh dưỡng bổ sung được áp dụng trong những trường hợp này.

Sodium Bicarbonate

Công dụng sản phẩm:

– Tăng kiềm nhanh chóng, duy trì độ kiềm, ổn định môi trường, ổn định pH.

– Cùng với các loại khoáng chất khác, Sodium Bicarbonate tăng cường chất điện giải, bổ sung khoáng giúp tôm cứng vỏ nhanh sau khi lột xác.

Liều Dùng :

– Tăng độ kiềm: 15- 20 kg/1.000 m3 nước.

– Ổn định độ kiềm trong nước: 5- 10 kg/1.000 m3 nước, 5 – 7 ngày/lần tùy theo độ tuổi của tôm.

Lưu Ý :

– Nên sử dụng lúc trời mát hoặc chiều tối, chia ra đánh nhiều lần cách nhau 1-3 tiếng để tôm không bị sốc..

– Nên kết hợp với Vôi hoặc Dolomite để tăng hiệu quả tăng kiềm trong ao.

Quy Cách :

– 25kg/bao.

Xuất Xứ :

– Nhập khẩu Ý, Thái Lan, Trung Quốc

Sodium Percarbonate

Công Dụng :

– Cung cấp oxy nhanh chóng cho ao nuôi, cấp cứu khi tôm nổi đầu. Lượng oxy hòa tan phân bố đều giữa các tầng nước ao.

– Cải thiện chất lượng nước, hạn chế các nguyên nhân gây bệnh (khí độc, vi khuẩn, v.v…).

Đặc Điểm :

– Dạng hạt, dạng viên, màu trắng.

Cách Dùng :

– Tăng hàm lượng oxy trong ao (< 2ppm): 0,5 kg/ 1.000 m3 nước.

– Cấp cứu tôm nổi đầu: 1-2 kg/1.000 m3 nước.

Quy Cách :

– 25kg/bao, 25kg/thùng

Đồng SULPHATE (CuSO4)

Công Dụng :

– Diệt trừ tảo lam, tảo độc, rong đáy trong ao nuôi thủy sản.

– Cải thiện chất lượng nước, kiểm soát màu nước, ổn định pH trong ao nuôi.

– Tiêu diệt các ký sinh trùng như trùng bánh xe, trùng quả dưa, trùng mỏ neo, bào tử trùng và các loại giun sán lá ký sinh trên da, mang, vây cá.

– Phản ứng cực nhanh với các bệnh lở loét, phù đầu, tróc vảy, đỏ kỳ, đỏ mỏ,…

– Ngăn ngừa hiện tượng tôm bị đóng rong, đóng nhớt, ký sinh trùng bám trên thân và mang tôm.

Lưu Ý :

– Pha loãng với nước rồi tạt đều.

– Sử dụng lúc trời nắng nóng và chạy máy quạt nước.

– Sử dụng hiệu quả nhất khi độ kiềm ao khoảng 100-120 mg/l.

Quy Cách :

– 25 kg/bao

Xuất Xứ :

–  Đài Loan.

YUCCA SCHIDIGERA POWDER – YUCCA POWDER AMMOCURE

Thành phần: Yucca schidigera extract 30% active (saponins 8% min)

Đặc điểm: Dạng bột, màu nâu

Công dụng:

  • Hấp thu và ngăn chặn khí độc trong ao nuôi như H2S, NH3, NO2, tăng hàm lượng oxy hòa tan trong nước, ổn định pH.
  • Cải thiện chất lượng nước ao nuôi, giúp tôm cá phát triển nhanh, ngăn chặn mầm bệnh.
  • Giải quyết nhanh chóng và an toàn hiện tượng tôm cá nổi đầu, kéo đàn.

Cách dùng:

  • Tạt đều xuống ao vào thời điểm nắng nóng, đồng thời mở mạnh máy quạt nước.
  • Xử lý định kỳ: 1 kg/ 8.000 – 10.000 m3 nước, định kỳ 7-10 ngày/lần.
  • Xử lý khẩn cấp: 1 kg/ 5.000 – 7.000 m3 nước.
  • Cho ăn: 1 kg/ 5-7 tấn thức ăn.

Xuất xứ: Mexico, Mỹ

Quy cách: 20 kg/bao, 25kg/bao

Dinh dường bổ sung VITAMIN C – ASCORBIC ACID

Hàm lượng: 99% (min)

Đặt tính: Dạng bột mịn màu trắng, tan hoàn toàn

Công dụng:

  • Tăng sức đề kháng, giảm stress do sự thay đổi của môi trường, kích thích thèm ăn.
  • Ngừa hiện tượng cong thân, đục cơ, hỗ trợ lột xác, cứng vỏ.
  • Chất đệm bổ sung trong sản xuất thức ăn, thuốc thú y thủy sản.

Cách sử dụng:

  • Trộn vào thức ăn cho ăn trực tiếp: 2-3 g/kg thức ăn
  • Hoặc hòa vào nước tạt ao nuôi: 0,3-0,5 kg/ 1.000 m3

Quy cách: 25 kg/thùng

Xuất xứ: Trung Quốc

Công ty TNHH xuất nhập khẩu BIO CHEM nơi cung cấp các chế phẩm sinh học, yucca, hóa chất xử lý, dinh dưỡng bổ sung chất lượng, giá cả hợp lý

Chúng tôi chuyên cung cấp các chế phẩm sinh học, yucca, hóa chất xử lý, dinh dưỡng bổ sung phục vụ nuôi trồng thủy sản với sự uy tín, chất lượng và giá thành cạnh tranh. Cùng với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, tận tâm, tư vấn nhiệt tình. Công ty TNHH xuất nhập khẩu Bio Chem tự tin đem đến cho quý khách sản phẩm nhập khẩu chất lượng tuyệt vời.

Mọi thông tin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH XNK BIO CHEM

Địa chỉ        : H18 ĐƯỜNG C4, P.TÂN THỚI NHẤT, QUẬN 12, TP.HCM

Điện thoại: 08 3939 4747 – 0946 876 019 – 0942 89 30 31

Email : infobiochemical@gmail.com

Website      : https://bio-chem.net/

Facebook   : https://www.facebook.com/hoachatbiochem/