Tin tức

Kiểm soát tảo lam trong ao nuôi thủy sản

Hiện nay, trong nuôi tôm nói riêng và nuôi trồng thủy sản nói chung. Đồng sunfat (CuSO4.5H2O) được sử dụng rộng rãi trong các ao nuôi để kiểm soát tảo lam và tảo sợi thân lớn, trị một số bệnh và ký sinh trùng trong ao nuôi, hạn chế tối đa việc tích tụ, bám bẩn trong nước ao. Tuy nhiên, nếu không biết cách sử dụng đồng sunfat sẽ rất dễ gây nên những tác động xấu đến môi trường.

Tảo lam hình thành như thế nào?

Trong ao nuôi cá, Nitơ (N) và Phospho (P) là hai yếu tố quan trọng giúp tảo phát triển. Cả hai yếu tố này đều hiện diện trong ao thông qua quá trình phân hủy hữu cơ với tỉ lệ tốt nhất là N:P = 7:1. Thành phần các loài tảo phát triển trong ao phụ thuộc vào tỉ lệ N:P. Khi tỉ lệ N:P cao đồng nghĩa Phospho trong ao thấp, khi đó tảo lục chiếm ưu thế, ngược lại khi tỉ lệ N:P thấp đồng nghĩa Phospho trong ao cao thì tảo lam sẽ phát triển.

Trong khi đó, Phospho trong thức ăn không được cá hấp thụ hoàn toàn do thiếu Enzyme Phytase trong hệ tiêu hóa, do đó lượng Phospho thải ra trong môi trường ngoài rất lớn. Vấn đề sẽ càng nghiêm trọng hơn nếu thức ăn cho thừa và không kiểm soát tốt. Do vậy, phần lớn những trường hợp này tảo lam sẽ phát triển nhanh chóng.

Tảo lam gây hại như thế nào?

Như đã nói ở trên, tảo lam là một loài tảo độc và không có bất kỳ lợi ích gì cho cá. Khi tảo nở hoa sẽ hình thành nên một lớp sơn quánh đặc phủ kín mặt ao gây thiếu oxy trong ao (đặc biệt vào ban đêm) làm cho cá nuôi bị ngạt do thiếu oxy.

Ngoài những điều kể trên, tảo lam còn trực tiếp gây bệnh đường ruột trên cá,…. Nguy hiểm hơn, tảo lam còn gây hại cho cả con người. Bằng chứng là khi tiếp xúc với loại tảo này sẽ có thể gây dị ứng da và mắt, nếu ăn phải một lượng nhỏ sẽ gây ngộ độc hệ tiêu hóa, nặng nhất là gây hại đến gan và hệ thần kinh.

Cách xử lý tảo lam trong ao nuôi cá

Để xử lý tảo lam hiện nay có rất nhiều phương pháp khác nhau như: cơ học, hóa học và sinh học. Mỗi phương pháp khác nhau sẽ có những đặc điểm khác nhau.

Hạn chế phương pháp hóa học

Kết quả khi sử dụng biện pháp hóa học là tảo chết ngay hàng loạt gây biến động chất lượng nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cá. Bên cạnh đó, nếu không được tính toán kỹ lưỡng thì không chỉ tảo bị tiêu diệt mà còn gây ảnh hưởng trực tiếp đến cá nuôi, tồn lưu hóa chất, giải phóng độc tố gây hại làm hư hỏng đất nền và diệt luôn cả các loài tảo có lợi. Ngoài ra, phương pháp hóa học luôn làm mất oxy trong ao nuôi, chính vì thế bà con không nên sử dụng phương pháp hóa học.

Khuyến khích phương pháp sinh học

Phương pháp hóa học gây ra những ảnh hưởng không tốt đến cá trong ao nuôi, do vậy cách xử lý thường được các chuyên gia khuyến khích là sử dụng phương pháp sinh học. Cơ chế hoạt động của phương pháp này là vi sinh xử lý nước ao nuôi  cá để xử lý. Với mật độ lớn vi sinh có lợi sẽ cạnh tranh nguồn thức ăn với tảo xanh, qua đó kiểm soát được sự phát triển của tảo lam cũng như chúng sẽ bị tiêu diệt vì không còn thức ăn.

Biện pháp khắc phục nước trong nuôi trồng thủy sản

Để khắc phục ở chừng mực nào đó, người ta đưa ra một công thức tính liều lượng Đồng sunfat phụ thuộc vào độ kiềm của nước.

CuSO4.5 H2O (mg/l) = độ kiềm tổng (mg/l CaCO3)/100

Công thức trên chỉ đề cập đến duy nhất yếu tố kiềm, không quan tâm được đến các yếu tố như độ cứng, chất hữu cơ, vì vậy giá trị ứng dụng cũng hạn chế.

Sau khi xử lí, đồng tan trong nước sẽ giảm nhanh và lắng xuống đáy theo các phương thức sau: Lắng dưới dạng oxit hay hydroxit không tan, bám (hấp thụ) trên các hạt sét, mảnh hữu cơ và cùng lắng, bị hấp thu trong cơ thể thực vật, vi sinh và lắng khi chúng chết, bị bùn hấp phụ trực tiếp.

Ví dụ: Khi bón với liều lượng 4 kg/ha cho ao nuôi người ta xác định được: 95% hòa tan ở lớp nước không sâu quá 1m75, phần lớn đồng biến mất sau 1h , nồng độ đồng trở về trạng thái ban đầu (chưa xử lí) trong thời gian 24h.

Tạt Đồng sunfat cho ao nuôi có thể thực hiện như sau:

Cần một lượng Đồng sunfat khô cần thiết cho túi vào túi vải thô, buộc vào đuôi thuyền, thuyền chạy kéo theo túi, Đồng sunfat sẽ hòa tan vào nước. Cũng có thể tiến hành theo cách khác. Cho hóa chất vào các túi nhỏ, thả nổi trên mặt nước, hóa chất tan dần trong nước. Trừ trường hợp có sóng mạnh hay dòng chảy lớn, phương pháp này tỏ ra không chắc chắn răng liệu hóa chất có được phân tán đều hay không, hay là quá cao ở khu vực xung quanh túi chứa.

Thao tác thực hiện khác là hòa tan đồng sunfat vào nước rồi phun lên mặt nước.Với mục tiêu diệt các thảm cỏ dại ở đáy ao hoặc các thảm tảo sợi thân lớn ở lớp đáy có thể bón thẳng Đồng sunfat dạng khô vào nước, các hạt sẽ lắng xuống đáy, tan dần và phát huy tác dụng diệt cỏ dại. Phương pháp sử dụng hóa chất khô sẽ ít hiệu quả với mục tiêu là diệt tảo.

CÔNG TY TNHH XNK BIO CHEM

Địa chỉ        : H18 ĐƯỜNG C4, P.TÂN THỚI NHẤT, QUẬN 12, TP.HCM

Điện thoại    : 08 3939 4747 – 0946 876 019 – 0942 89 30 31

Email         : infobiochemical@gmail.com

Website      : https://bio-chem.net/

Facebook   : https://www.facebook.com/hoachatbiochem/

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.