Môi trường nuôi trồng thủy sản ở nước ta đang gặp rất nhiều khó khăn do tình trạng ô nhiễm môi trường nuôi và biến đổi khí hậu gây ra. Tình trạng ô nhiễm môi trường nước xảy ra do phần lớn các chất hữu cơ dư thừa từ thức ăn, phân và các rác thải khác đọng lại dưới đáy ao nuôi. Ngoài ra, còn các hóa chất, kháng sinh được sử dụng trong quá trình nuôi trồng cũng dư đọng lại mà không được xử lý. Việc tìm hiểu nguyên nhân và đề ra hướng khắc phục là điều vô cùng cần thiết.
Các nguyên nhân chính dẫn đến tình trang ô nhiễm môi trường ao nuôi thủy sản
Bất cứ một hiện tượng nào làm giảm chất lượng nước đều bị coi là nguyên nhân gây ô nhiễm nước. Ô nhiễm nước trong nuôi trồng thủy sản do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó tác động chính do các hoạt động của con người gây ra như: chất thải sinh hoạt từ những vùng dân cư đô thị; kim loại nặng, hóa chất từ các vùng công nghiệp; vật chất lơ lửng cao từ quá trình khai khoáng như cát, đá…; chất dinh dưỡng và chất hữu cơ từ ao nuôi thủy sản; thuốc trừ sâu và các chất dinh dưỡng từ hoạt động nông nghiệp; chất thải hữu cơ và hóa chất từ chăn nuôi; vật chất lơ lửng trong ao nuôi nhuyễn thể hay từ lồng bè…
Thức ăn dư thừa nhiều: Xác định đúng và đủ lượng thức ăn cho tôm, cá ăn từng thời kỳ… sẽ giảm thiểu ô nhiễm môi trường và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Nguồn nước nuôi ô nhiễm nặng và chứa nhiều mầm bệnh dễ gây ra hiện tượng chết tảo, thủy sản nhiễm độc.
Thải phân chuồng quá nhiều: gây phù dưỡng ao nuôi, tảo xanh phát triển mạnh lấy hết oxy và gây độc cho tôm, cá (ở các trang trại mô hình vườn, ao, chuồng).
Chất thải của vật nuôi: phân và chất thải của tôm, cá, vỏ lột xác của tôm.
Vi sinh vật gây thối, gây mùi, phân giải thức ăn tạo ra nhiều khí độc: NO2, NH3, H2S…
Hệ vi sinh vật gây bệnh, nấm bệnh phát triển mạnh: lấy thức ăn dư thừa, phân thải vật nuôi… làm dưỡng chất sinh trưởng và phát triển, gây hại cho vật nuôi.
Ngoài các nguyên nhân trên, còn có các nguyên nhân do tự nhiên gây ra như ô nhiễm nước do mưa, lũ lụt, bão gió… hoặc các sản phẩm hoạt động sống của sinh vật, kể cả xác chết của chúng… gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước nuôi thủy sản và sức khỏe của các loại nuôi.
Tác hại khi nguồn nước nuôi bị ô nhiễm
Nguồn nước nuôi trồng thủy sản bị ô nhiễm gây ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển của thủy sản, khiến tôm cá dễ mắc bệnh và chết.
Tồn dư kim loại nặng trong ao, ao nuôi bị nhiễm khí độc, vi khuẩn trong ao khiến tôm cá mắc bệnh về đường ruột, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa như bệnh phân trắng, đường ruột tôm đứt khúc, các bệnh nhiễm nấm, vi khuẩn.
Khắc phục tình trang ô nhiễm môi trường nước nuôi trồng thủy sản
Việc tìm ra những giải pháp toàn diện, hiệu quả và bền vững trong việc hạn chế và phòng tránh ô nhiễm môi trường nước trong nuôi trồng thủy sản là vấn đề vô cùng quan trọng.
Sử dụng hóa chất xử lý nước là một trong những cách làm hạn chế tình trang ô nhiễm môi trường nước nuôi trồng thủy sản
Việc xử lý khí độc cũng quan trọng không kém như việc hạ phèn, xử lý môi trường ao hồ. Nếu bạn muốn xử lý khí độc thì Yucca là một sản phẩm không thể nào bỏ qua.
Giải pháp xử lý môi trường nước ô nhiễm với hóa chất xử lý nước của BIO CHEM
YUCCA SCHIDIGERA
YUCCA SCHIDIGERA là sản phẩm khá quen thuộc trong ngành chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản hiện nay, chúng được chiết xuất từ cây Yucca schidigera.
CÔNG DỤNG CỦA YUCCA:
- Hấp thu và ngăn chặn khí độc trong ao nuôi như H2S, NH3, NO2.
- Tăng hàm lượng oxy hòa tan trong nước.
- Ổn định độ pH.
- Cải thiện chất lượng nước ao nuôi, giúp tôm cá phát triển nhanh, ngăn chặn mầm bệnh.
- Giải quyết nhanh chóng và an toàn hiện tượng tôm cá mổi đầu, kéo đàn.
Cách dùng
- Tạt đều xuống ao vào thời điểm nắng nóng, đồng thời mở mạnh máy quạt nước.
- Xử lý định kỳ: 1 kg/ 8.000 – 10.000 m3 nước, định kỳ 7-10 ngày/lần.
- Xử lý khẩn cấp: 1 kg/ 5.000 – 7.000 m3 nước.
- Cho ăn: 1 kg/ 5 – 7 tấn thức ăn.
NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG YUCCA:
- Yucca nên được sử dụng vào ban ngày không nên sử dụng vào ban đêm. Việc sử dụng Yucca vào buổi tối rất dễ gây sốc (đặc biệt trong chu kỳ lột xác) dẫn đến hiện tượng tôm chết hàng loạt.
- Có thể sử dụng Yucca định kỳ với men vi sinhnhưng nên sử dụng trước khi sử dụng men vi sinh từ vài giờ đồng hồ, bởi Yucca có khả năng kháng khuẩn nhất định.
- Hạn chế không nên sử dụng Yucca trong thời điểm tôm vừa lột xác đồng loạt. Bởi vì trong Yucca có hàm lượng saponin khoảng 8-10%, có khả năng kích thích tôm lột xác, nếu tôm vừa lột xác mà lại kích lột sẽ làm tôm yếu dần đi.
- Cần lựa chọn loại sản phẩm Yucca tốt bởi các nhà cung cấp uy tín trên thị trường.
ACCOFLOC A115
Thành Phần :
– Polyacrylamide (Polymer Anion) 90% (min)
Đặc Điểm :
– Dạng hạt trắng trong, không mùi, có tính hút ẩm mạnh.
Công Dụng :
– Lắng tụ các chất hữu cơ, chất lơ lửng, phù sa trong nước ao nuôi tôm cá, giúp tăng hàm lượng oxy trong ao.
– Cải thiện chất lượng nước, làm trong sạch nước ao nuôi, không làm thay đổi pH có sẵn.
– Kích thích tảo phát triển, tạo màu nước đẹp.
Cách Dùng :
– Rải trực tiếp sản phẩm trên bề mặt ao, gần máy quạt nước.
– Liều lượng sử dụng: 1 kg/ 5.000 – 6.000 m 3 nước.
– Nên sử dụng sản phẩm lúc trưa nắng.
– Hạn chế sử dụng cho tôm cá nhỏ dưới 1 tháng tuổi..
Quy Cách :
– 10 kg/bao
Xuất Xứ :
– Nhật.
Sodium Percarbonate
Thành Phần :
– Sodium Percarbonate (Na2CO3.3H2O2) 95%
Đặc Điểm :
– Dạng hạt, dạng viên, màu trắng.
Công Dụng :
– Cung cấp oxy nhanh chóng cho ao nuôi, cấp cứu khi tôm nổi đầu. Lượng oxy hòa tan phân bố đều giữa các tầng nước ao.
– Cải thiện chất lượng nước, hạn chế các nguyên nhân gây bệnh (khí độc, vi khuẩn,…).
Cách Dùng :
– Tăng hàm lượng oxy trong ao (< 2ppm): 0,5 kg/ 1.000 m3 nước.
– Cấp cứu tôm nổi đầu: 1-2 kg/1.000 m3 nước.
Quy Cách :
– 25kg/bao, 25kg/thùng
Xuất Xứ :
– Trung Quốc
Bio Chem – nơi cung cấp chế phẩm sinh học, yucca, hóa chất xử lý uy tín trong nuôi trồng thủy sản
BIO CHEM là nơi nhập khẩu các sản phẩm hóa chất xử lý nước uy tín, chất lượng mà bất cứ hộ nuôi trồng thủy sản nào đều tin dùng.
Cùng với phương châm “Chất lượng tạo niềm tin”, Công ty Bio Chem không ngừng đổi mới, với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, vận chuyển nhanh chóng, công ty chúng tôi cam kết đem đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng cao và hiệu quả.
Mọi thông tin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH XNK BIO CHEM
Địa chỉ : H18 ĐƯỜNG C4, P.TÂN THỚI NHẤT, QUẬN 12, TP.HCM
Điện thoại : 08 3939 4747 – 0946 876 019 – 0942 89 30 31
Email : infobiochemical@gmail.com
Website : https://bio-chem.net/
Facebook : https://www.facebook.com/hoachatbiochem/
2 thoughts on “Các biện pháp xử lí môi trường nước bị ô nhiễm trong nuôi trồng thủy sản”
Comments are closed.