Hội chứng tôm chết sớm (Early Mortality Syndrome – EMS) còn gọi là Hội chứng hoại tử gan tụy cấp (Acute Hepatopancreatic Necrosis Syndrome – AHPNS) làm cho cả tôm sú lẫn tôm thẻ chân trắng chết hàng loạt.
Dựa vào kinh nghiệm và những thông tin có sẵn, các nhà nghiên cứu đã đưa ra cách quản lý toàn diện để đối phó với EMS/AHPND. Quản lý tốt môi trường nuôi tôm ổn định và tối ưu. Cải thiện sức khỏe tôm nuôi bằng cách tối ưu hóa chất dinh dưỡng và bổ sung các chất hỗ trợ hệ miễn dịch. Hạn chế sự hiện diện của virus và vi khuẩn độc hại, ngăn chặn các vi khuẩn cơ hội xâm nhập ở từng giai đoạn nuôi của tôm.
Các tác nhân gây ra bệnh hoại tử gan tụy trên tôm
Bệnh hoại tử gan trên tôm xuất hiện đầu tiên ở miền Nam Trung Quốc năm 2009 và lan rộng đến các nước ASEAN như Việt Nam (2010), Malaysia, Thái Lan (2011)… Thời gian qua, bệnh hoại tử gan tụy đã trở thành “nỗi ám ảnh lớn của người nuôi tôm” trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Mặc dù các nhà khoa học đã tìm ra tác nhân gây ra Hội chứng chết sớm/Hoại tử gan tụy cấp (EMS/AHPNS) nhưng đến nay vẫn chưa có một phác đồ điều trị cụ thể nào được đưa ra. Bệnh thường xuất hiện trên tôm từ giai đoạn giống đến nuôi thương phẩm và trầm trọng hơn khi các yếu tố nhiệt độ, độ mặn, pH trong ao nuôi cao và hàm lượng oxy hòa tan thấp.
Có nhiều yếu tố tác động gây ra bệnh hoại tử gan trên tôm, nhưng có một số nguyên nhân chính sau đây:
Nguyên nhân do nhóm vi khuẩn cơ hội Vibrio
Các yếu tố có tác động xấu đến môi trường và tạo điều kiện cho bệnh bùng phát như dinh dưỡng và quản lý thức ăn, an toàn sinh học, sức khỏe tôm. Đặc biệt là quản lý quần thể vi sinh vật trong ao nuôi. Dẫn đến sự bùng phát của nhóm vi khuẩn cơ hội Vibrio, trong đó có tác nhân gây bệnh là vi khuẩn Vibrio Parahaemolyticus.
Tôm bệnh chết trong giai đoạn sớm từ 7 – 35 ngày thả nuôi, tuy nhiên tôm cũng bị bệnh này vào các giai đoạn 35 – 60 ngày tuổi. Bệnh thường diễn ra vào mùa mưa nhiều hơn mùa nắng
Bệnh xảy ra nặng hơn nếu môi trường ao nuôi xấu. Nguyên nhân do nền đáy ao cũ ở vùng có phèn, ôxy hòa tan thấp. Do sử dụng thuốc trừ sâu diệt giáp xác (dư lượng độc tố cypermethrine và deltamethrine ảnh hưởng xấu đến chức năng gan tụy). Ao không gây được tảo hay màu nước không ổn định, thời tiết biến động mạnh. Ao phát sáng hay áp lực dịch bệnh cao (các ao xung quanh xuất hiện tôm chết).
Vi khuẩn cơ hội Vibrio Parahaemolyticus gây bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm
Môi trường nuôi bị nhiễm bẩn, nhiễm khuẩn
Hội chứng này cũng thường bùng phát ở những vùng ao nuôi thâm canh có sự tích lũy phospho cao (chẳng hạn như ao nuôi tôm chân trắng cho ăn nhiều thức ăn, ao nuôi cho ăn dư thừa …). Cần nhớ rằng, hàm lượng phospho trong thức ăn không được tôm hấp thu hoàn toàn. 80% lượng phospho có trong thức ăn sẽ bị thải ra môi trường ngoài. Nếu không được chuyển sang dạng dễ hấp thu trong đường ruột tôm.
Trong khi đó tôm chân trắng lại cần phải cho ăn một lượng rất lớn hàng ngày vì được nuôi thâm canh mật độ cao.
Triệu chứng của bệnh hoại tử gan tụy trên tôm
Đối với bệnh EMS các nghiên cứu cho thấy rằng sau khi bị nhiễm mầm bệnh, tôm có thể chết rất nhanh, có khi chỉ sau khi tiếp xúc với mầm bệnh chưa đầy 12h, tôm bệnh trở thành nguồn lây cho các con tôm khỏe khác trong đàn qua đường nước, phân và cả xác tôm chết, làm cho bệnh lan nhanh. Đây cũng là lý do một khi đàn tôm đã nhiễm bệnh thì việc cứu chữa là rất khó khăn và ít hiệu quả. Chưa kể đến việc các chủng thuộc vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây bệnh EMS có tính kháng sinh rất cao, đó cũng là những khó khăn trong quá trình điều trị triệt để loại bệnh này.
Bệnh hoại tử gan tụy trên tôm thường xảy ra trong tháng nuôi đầu, tôm còn nhỏ nên khó phát hiện. Khi bị bệnh tôm bệnh bơi lờ đờ, tấp mé bờ, nhiều trường hợp tôm rớt đáy rất nhanh. Gan tụy của tôm sưng, nhũn, nhạt màu, hoặc gan teo (gan chai), sậm màu, gan tụy không còn các giọt dầu và bị phá hủy do nhiễm khuẩn. Ngoài ra, vỏ tôm mềm, ruột ít hoặc không có thức ăn, nếu tôm thẻ thường kèm đục cơ. Gan tụy tôm chuyển sang màu vàng, bên cạnh đó gan tụy tôm nhũn và bở.
Biện pháp kiểm soát EMS trên tôm
Đảm bảo con giống sạch bệnh
Đóng vai trò then chốt trong việc hạn chết dịch bệnh ở tôm, Trung tâm Nghiên cứu Thủy sản Thái Lan (ABRC – Aquaculture Business Research Center) cho thấy EMS trên tôm nuôi khác nhau tùy thuộc và chất lượng tôm giống. Nếu gan tụy của tôm giống có màu trắng đục (Whitish) và không có chất béo (Fat lipid) thì những con giống này thường nhiễm Vibrio với mật độ 107 khuẩn lạc/g trước khi thả vào ao nuôi và là nguyên nhân gây chết tôm sau 20 ngày thả. Với những con tôm nhiễm bệnh có mật độ khuẩn lạc vào khoảng 104 – 105 khuẩn lạc/g hệ gan tụy sẽ có màu nâu hoặc trắng, thời gian đầu những con tôm này trông bình thường nhưng thực ra chúng rất yếu và không hoạt động tốt. Do vậy, việc lựa chọn tôm giống sạch bệnh là khâu then chốt trong chủ động phòng tránh nhiễm bệnh EMS theo cả con đường lây ngang và lây dọc của dịch bệnh.
Xử lý đáy ao bị nhiễm khuẩn
- parahaemolyticus là một loại vi khuẩn gây bệnh cơ hội, phát triển một cách nhanh chóng nhờ tạo ra một màng sinh học có khả năng bám vào bề mặt chitin. Vi khuẩn có thể tồn tại dưới hình thức bào xác, trở thành không hoạt động trong thời gian dài trong điều kiện khô ráo. Để chờ điều kiện lý tưởng, đặc biệt Vibrio cholerae có thể tồn tại ở dạng khô lên đến 60 năm.
Victoria Alday-Sanz trình bày một quan sát chi tiết về EMS trong bài thuyết trình của mình tại Hội thảo Công nghệ Biofloc và bệnh tôm tại Việt Nam vào tháng năm 2013. Quan sát bà chỉ ra rằng trong cả các ao nuôi bán thâm canh ở Mexico và các ao nuôi thâm canh châu Á, đáy ao cho dù có lót bạt thì “đất dường như là yếu tố nguy cơ chính”. Điều này được xác thực bởi quan sát không thấy xuất hiện của bệnh trên tôm trong một hệ thống nuôi cách ly bằng lưới không chạm đáy ao.
Các trang trại Indonesia có đáy ao rất hợp vệ sinh, trong sự so sánh với lượng bùn tích lũy trong các ao nuôi phổ biến ở Malaysia. Hơn 90% số ao ở Indonesia có hệ thống xả trung tâm. Bùn thải từ sinh vật phù du chết, phân tôm và thức ăn thừa tích tụ ở trung tâm ao có thể được dễ dàng và thường xuyên thải vào các kênh đầu ra đơn giản, bằng cách kéo các đường ống thẳng đứng đặt ở một góc. Tần số xả có thể lên đến 5 hoặc 6 lần một ngày.
Bùn tích lũy ở đáy ao gây trở ngại to lớn đối với chất lượng nước ao nuôi. Bùn không chỉ tiêu thụ một phần lớn oxy, nó còn giữ nhiệt và các thành phần dinh dưỡng thừa, sự xáo động bùn sẽ cho phép vi khuẩn gây bệnh sinh sôi nảy nở. Hạt thức ăn chìm hoặc quét qua khu vực này sẽ bị ô nhiễm bởi các vi khuẩn và cuối cùng bị tôm ăn. Indonesia có cho đến nay vẫn sạch bệnh AHPND. Tình trạng hoàn toàn sạch bệnh EMS / AHPND không phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên. Đáy ao sạch sẽ giúp ích vấn đề này. Nên tránh sự xáo động trong khu vực nhiều bùn, mật số vi khuẩn 10^8 CFU/ml vi khuẩn là cần thiết trong các thử nghiệm để lây nhiễm sang tôm. Không có tử vong ở mật số 10^4 CFU/ml.
Có các biện pháp cắt mầm bệnh đối với các ao nuôi đã từng xuất hiện bệnh thông qua việc luân canh và đa canh, có thời gian phơi và cày đáy ao đủ lâu giữa các vụ nuôi, luân canh tôm – lúa, tôm – cá, đa canh với cá hoặc nuôi cá trong ao lắng, thực hiện các thực hành nuôi tốt… có tầm quan trọng trong hạn chế dịch bệnh bùng phát và khả năng lây lan nguồn bệnh.
Xử lý nguồn nước nuôi trồng thủy hải sản
Chủ động nguồn nước sớm từ đầu vụ, khi dịch bệnh xảy ra không nên lấy nước vào ao nuôi. Phải có ao chứa dự trữ, ao lắng, ao xử lý trước khi cấp vào ao nuôi. Diệt mầm bệnh bằng Chlorine hay TCCA theo đúng hướng dẫn về liều lượng để không cho vi khuẩn, virus, ký sinh trùng…và các yếu tố mang mầm bệnh vào ao nuôi.
Dù chính vụ hay trái vụ tôm đều bị bệnh như nhau, nhất là đối với bệnh EMS, vấn đề là người nuôi phải đầu tư chiều sâu và áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới như thế nào để hạn chế hay vượt qua được bệnh EMS. Để giảm thiểu những thiệt hại do dịch bệnh gây ra, người nuôi phải có đầy đủ trang – thiết bị (như máy sục khí), có ao nuôi tôm trước khi thả nuôi mật độ thưa và trong quy trình nuôi phải có ao lắng, ao xử lý nước, thường xuyên khống chế tảo trong ao nuôi.
Để đảm bảo tôm nuôi phát triển tốt, không xảy ra dịch bệnh, các ao nuôi cần kiểm tra môi trường nước, khống chế mật độ vi khuẩn Vibrio/ml nước trước khi thả nuôi, luôn đảm bảo oxy hòa tan cao, duy trì độ mặn và nhiệt độ nước không quá cao, độ pH trong ao nuôi đảm bảo từ 7,8 – 8,2. Mực nước trong ao nuôi cũng phải ở mức thích hợp: từ 1,2 – 1,4m, luôn tiến hành định kỳ diệt khuẩn trong ao nuôi. Các ao nuôi khi có tôm bệnh phải tẩy trùng triệt để, khoanh vùng, cách ly, không xả nước thải, tôm chết ra ngoài môi trường.
BIO CHEM – Chuyên cung cấp chế phẩm sinh học, yucca, hóa chất xử lý, dinh dưỡng bổ sung nhập khẩu chất lượng
Hiểu được nhu cầu của bà con nuôi trồng thủy sản, BIO CHEM nhập khẩu những sản phẩm chế phẩm sinh học, yucca, hóa chất xử lý, dinh dưỡng bổ sung chất lượng nhất phân phối ra thị trường nhằm hướng tới sản lượng nuôi trồng tốt nhất cho quý bà con. Với phương châm “Chất lượng tạo niềm tin” thì niềm vui khi được mùa của quý bà con cũng chính là niềm vui của chúng tôi. Chúng tôi luôn đồng hành, tạo ra những vụ nuôi thành công cũng như nguồn thực phẩm sạch góp phần phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam.
Mọi thông tin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH XNK BIO CHEM
Địa chỉ : H18 ĐƯỜNG C4, P.TÂN THỚI NHẤT, QUẬN 12, TP.HCM
Điện thoại : 08 3939 4747 – 0946 876 019 – 0942 89 30 31
Email : infobiochemical@gmail.com
Website : https://bio-chem.net/
Facebook : https://www.facebook.com/hoachatbiochem/