Một trong những vấn đề nghiêm trọng trong nuôi trồng tôm mà bà con lo lắng chính là tôm bị bệnh đốm trắng. Loại bệnh này khiến cho tỷ lệ tôm chết cao chỉ trong một thời gian vô cùng ngắn. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến người nuôi tôm. Bệnh đốm trắng trên tôm do đâu, biện pháp xử lý như nào? Hãy cùng BIO CHEM tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!
Nghiên cứu về căn bệnh đốm trắng ảnh hưởng đến tôm.
Bệnh đốm trắng trên tôm lần đầu tiên được ghi nhận tại Đài Loan vào năm 1992 và sau đó đã lan rộng sang nhiều quốc gia khác như Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ và Thái Lan trong giai đoạn từ 1994 đến 1996. Bùng phát lần đầu tại Việt Nam đã diễn ra vào giai đoạn 1994-1995.
Bệnh đốm trắng (White Spot Disease – WSSD) là một trong những bệnh phổ biến. Bệnh này gây ra tổn thất nghiêm trọng trong ngành nuôi tôm. Tính đến nay, bệnh này vẫn là một thách thức lớn đối với các nhà nuôi tôm trên toàn thế giới. Nó gây ra tỷ lệ chết tôm lên đến 90-100% trong khoảng thời gian ngắn. Tôm thường chết từ 3 đến 10 ngày sau khi tôm bị nhiễm bệnh.
Bệnh thường xuất hiện phổ biến vào mùa lạnh. Thời tiết lạnh tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và lan truyền của nó. Đặc biệt, điều đáng lo ngại là tất cả các giai đoạn phát triển từ tôm giống đến tôm trưởng thành đều có thể bị ảnh hưởng và nhiễm bệnh đốm trắng. Từ đó gây ra những tổn thất lớn đối với ngành nuôi tôm.
Tôm khi bệnh đốm trắng sẽ có biểu hiện ra sao?
Các dấu hiệu dưới đây sẽ giúp người nuôi tôm nhận biết dễ dàng khi tôm bị bệnh đốm trắng:
Ở giai đoạn cấp tính:
-
- Tôm bơi lội lờ đờ, hấp hối ở gần mặt nước: Tôm thường bơi lội ở gần mặt nước và có dấu hiệu hấp hối, cho thấy sự khó khăn trong hô hấp.
- Ngừng ăn: Tôm thường ngừng ăn, không quan tâm đến thức ăn được cung cấp.
- Vỏ giáp đầu ngực tôm lỏng, ký sinh bám đầy vỏ và mang: Vỏ giáp của tôm có thể trở nên lỏng và có ký sinh vật bám đầy, tạo điều kiện cho sự phát triển của bệnh.
- Ruột giữa màu trắng chạy dọc theo bụng: Ruột giữa của tôm thường có màu trắng chạy dọc theo bụng, một dấu hiệu của sự nhiễm trùng.
- Khi soi ánh sáng dưới vỏ giáp đầu ngực, người nuôi có thể phát hiện các đốm trắng có đường kính khoảng 0,5-2mm. Trong giai đoạn này, khả năng chết ở tôm vì virus đốm trắng (WSSV) là rất cao.
Ở giai đoạn mãn tính:
-
- Tôm ít ăn: Tôm thường ăn ít hơn so với bình thường.
- Bơi lội chậm chạp: Tôm có thể bơi lội chậm chạp và có dấu hiệu của sự suy giảm sức khỏe.
- Có thể thấy hoặc không thấy đốm trắng dưới vỏ giáp đầu ngực tôm: Trong giai đoạn này, các đốm trắng dưới vỏ giáp có thể xuất hiện hoặc không, và khả năng chết ở tôm vì virus WSSV chưa cao.
Nguyên nhân khiến tôm bị bệnh đốm trắng
Tôm bị bệnh đốm trắng có thể có nhiều nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên nguyên nhân gây bệnh phổ biến thường có 3 nguyên nhân chính sau:
Do viruss đốm trắng (WSSV)
Virus gây hội chứng đốm trắng, hay còn được gọi là WSSV (White Spot Syndrome Virus), là một loại virus có độc lực cực mạnh. Chúng tấn công nhiều loại mô tế bào khác nhau trên cơ thể của tôm. Chủ yếu là các tế bào biểu mô da. Điều đặc biệt là virus này có khả năng gây ra bệnh ở mọi giai đoạn phát triển của tôm. Từ khi là ấu trùng, tôm giống cho đến khi trở thành tôm trưởng thành. Điều này tạo ra một tình hình nguy cơ lớn đối với ngành nuôi tôm. Bất kỳ giai đoạn nào của quá trình nuôi cũng có thể bị ảnh hưởng và gây ra tổn thất nghiêm trọng.
Bệnh đốm trắng do vi khuẩn
Bệnh đốm trắng trên tôm cũng có thể do vi khuẩn gây ra. Đặc biệt là loài vi khuẩn thuộc họ Bacillaceae, được gọi là Bacteria White Spot Syndrome (BWSS). Vi khuẩn này cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh đốm trắng. Chúng gây tổn thương cho tôm và gây ra tỷ lệ chết cao trong ao nuôi. Điều này làm tăng thêm sự phức tạp và nguy hiểm của bệnh đốm trắng đối với ngành nuôi tôm. Đặc biệt khi vi khuẩn và virus có thể hoạt động đồng thời và gây ra tổn thất lớn.
Môi trường bị vôi hóa
Ngoài các nguyên nhân do virus WSSV và vi khuẩn BWSS gây ra, bệnh đốm trắng trên tôm cũng có thể phát sinh do môi trường nuôi bị vôi hóa. Trong trường hợp này, tôm sẽ hấp thụ quá nhiều canxi (Ca2+) và magiê (Mg2+) từ nước nuôi. Điều này dẫn đến sự tích tụ của chúng trên vỏ tôm và xuất hiện các đốm trắng. Hiện tượng này thường xảy ra khi nồng độ canxi và magiê trong nước quá cao. Đặc biệt là trong các ao nuôi có sử dụng vôi hoặc trong các khu vực có đất đá vôi phong phú. Vì vậy, việc kiểm soát nồng độ canxi và magiê trong nước nuôi là một phần quan trọng trong quản lý và phòng tránh bệnh đốm trắng trên tôm.
Cách phòng ngừa bệnh đốm trắng trên tôm
Trước hết khi xác định cách xử lý đúng cho tôm bị bệnh đốm trắng, chúng ta sẽ xác định nguyên nhân nào khiến tôm nhiễm bệnh. Từ đó chúng ta sẽ có những biện pháp khắc phục, phòng ngừa bệnh đốm trắng trên tôm hiệu quả.
Bệnh đốm trắng do virut
Trong ngành nuôi trồng thủy hải sản, việc bảo vệ sức khỏe của đàn tôm là một ưu tiên hàng đầu. Để đạt được điều này, các biện pháp phòng tránh bệnh tật và bảo vệ môi trường ao nuôi là cực kỳ quan trọng.
-
- Quy trình phơi khô đáy áo: Phơi khô đáy áo từ 3 đến 5 tuần để đảm bảo đất ẩm trong ao khô hoàn toàn. Sau đó, sử dụng vôi nóng để sát trùng đáy ao, loại bỏ mầm bệnh có thể tồn tại trong môi trường ẩm ướt. Sử dụng vôi bột (CaO) để rải xung quanh bờ ao và đắp chặt cống cấp và thoát nước. Bột vôi giúp ngăn chặn sự xâm nhập của mầm bệnh từ môi trường bên ngoài.
- Hạn chế việc sử dụng chung các dụng cụ nuôi như lưới, vợt, thuyền và thực hiện việc sát trùng các dụng cụ sau mỗi lần sử dụng.
- Khi thả giống tôm vào ao, đảm bảo rằng chúng không mang theo mầm bệnh đốm trắng. Tránh thả tôm vào ao trong các điều kiện môi trường không ổn định như mùa lạnh hoặc khi nhiệt độ biến động bất thường
- Để duy trì sức khỏe cho đàn tôm nên sử dụng chế phẩm sinh học như Men vi sinh để phân hủy nền đáy và tăng cường sức đề kháng cho tôm. Ngoài ra có thể bổ sung Vitamin C và khoáng chất cho tôm
Bệnh đốm trắng do vi khuẩn
-
- Để duy trì khỏe mạnh và ngăn chặn bệnh cho đàn tôm bạn nên giảm lượng thức ăn và thay đổi nước đều đặn.
- Để giảm lượng ăn cho tôm, người nuôi tôm cần thực hiện theo chỉ đạo cụ thể và chỉ cung cấp đủ lượng thức ăn mà đàn tôm cần. Điều này để tránh tình trạng thừa thức ăn gây hại đến sức khỏe của chúng và ô nhiễm môi trường ao.
- Thay bớt nước và diệt khuẩn bằng sản phẩm như BKC, Bronopol, Iodine, Glutaraldehyde. Đây là một biện pháp hiệu quả để loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh. Chúng còn giúp cải thiện chất lượng nước trong ao nuôi. Điều này giúp giảm nguy cơ lây lan các bệnh tật trong đàn tôm.
- Sau diệt khuẩn, cần tiến hành cấy lại vi sinh Pro B Powder, Pro B Tablets liều cao 100-150g cho mỗi 1500 – 2000 m3 nước. Vi sinh Pro B Powder, Pro B Tablets phân hủy các chất mùn bã hữu cơ, cải thiện môi trường nước, bổ sung các vi khuẩn có lợi nhằm cân bằng môi trường nước cho ao nuôi. Từ đó tăng cường sức đề kháng và giảm nguy cơ mắc các bệnh tật.
- Sử dụng vitamin C hoặc viatmin tổng hợp: MiaVita Gold để tăng sức đề kháng cho tôm . Bổ sung men đường ruột như Rosszyme Plus giúp đường ruột khỏe mạnh. Điều này giúp đảm bảo rằng tôm nhận được đầy đủ dưỡng chất. Từ đó tăng cường sức khỏe và khả năng phòng chống bệnh tật.
Đốm trắng do sự vôi hóa
-
- Nếu có dấu hiệu của sự vôi hóa, bà con cần duy trì chất lượng nước trong ao. Đây là điều vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của đàn tôm. Bạn cần thay nước định kỳ, từ đó tránh được tình trạng bón vôi quá liều trong ao nuôi.
- Để loại bỏ các kim loại nặng có thể gây hại cho đàn tôm, bạn có thể sử dụng EDTA 4 Na Basf Đức, EDTA 4 Na Hà Lan, EDTA 2 Na Hà Lan .Hóa chất này giúp cô lập ion kim loại, hạn chế sự tích tụ phèn và kim loại. Từ đó ngăn chặn quá trình oxy hóa và bảo vệ khỏi bệnh tật. Bảo vệ môi trường nước trong ao nuôi để đảm bảo sức khỏe cho sinh vật nuôi.
- Cung cấp cho tôm một chế độ ăn đa dạng và cân đối giúp tôm kích thích quá trình lột xác. Đồng thời nên kết hợp với các biện pháp kích thích lột xác như tăng cường độ ẩm và ánh sáng. Bên cạnh đó giám sát sát sao quá trình lột xác của đàn tôm. Sau khi lột xác, tôm sẽ mất đi đốm trắng.
Xem thêm: Các sản phẩm hỗ trợ trong phòng và trị bệnh phân trắng.
Đồng Sulphate: Bổ sung vi lượng cho vật nuôi, kích thích tăng trưởng, tăng sức đề kháng
Bronopol 99%: Phòng và trị an toàn ngoại ký sinh, vi nấm gây bệnh trên tôm, cá.
Ucarcide – Glutaraldehyde 50%: Diệt khuẩn, diệt nấm nhanh, mạnh
AQUA-PRO – Men tiêu hóa đậm đặc cung cấp vi sinh đường ruột, acid hữu cơ
ROSSZYME PLUS – Hỗn hợp enzyme và probiotics mạnh mẽ, hỗ trợ tiêu hóa cho tôm cá, vật nuôi
Kết luận
Trên đây là những chia sẻ của BIO CHEM về bệnh đốm trắng trên tôm. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp bà con phân biệt được các trường hợp bệnh và có biện pháp xử lý kịp thời. Nếu bà con có thắc mắc cần giải đáp vui lòng liên hệ BIO CHEM để được hỗ trợ nhé!
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU BIO CHEM
Địa chỉ : H18, đường C4, P.Tân Thới Nhất, Q.12, TP.HCM.
Điện thoại : 08 3939 4747 – 0946 876 019 – 0942 89 30 31
Email : infobiochemical@gmail.com
Facebook : https://www.facebook.com/hoachatbiochem/