Tin tức

Tôm bị ký sinh trùng. Tìm hiểu về nội ký sinh và ngoại ký sinh trùng

Tôm bị ký sinh trùng. Tìm hiểu về nội ký sinh và ngoại ký sinh trùng

Bệnh tôm bị ký sinh trùng bao gồm các sinh vật nhỏ sống ký sinh trên cơ thể tôm, chúng lấy đi dinh dưỡng, làm giảm sức đề kháng. Ký sinh trùng trên tôm được phân làm 2 nhóm: ngoại ký sinh trùng và nội ký sinh trùng. 

Ngoại ký sinh trùng (ký sinh bên ngoài cơ thể) thường không gây hại cho ký chủ trừ khi số lượng rất lớn. Nội ký sinh trùng (các loài vi sinh vật ký sinh bên trong cơ thể) gây bệnh thường thuộc vào nhóm Microspora, Haplospora và Gregarina. Các loại ký sinh trùng cần sự xuất hiện của các động vật khác để hoàn thành chu kỳ sống của mình, một số loài có thể tấn công ấu trùng yếu gây bệnh cho tôm.

Hiểu rõ về các loại ký sinh trùng phổ biến, dấu hiệu nhận biết. Và biện pháp phòng trị hiệu quả là chìa khóa để bảo vệ sức khỏe cho tôm nuôi.

Tác nhân, điều kiện gây bệnh, tác hại của ký sinh trùng

Tác nhân và điều kiện gây bệnh

Tác nhân từ nội ký sinh trùng:

Vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP), Haplosporidian infections, Hepatopancreatic haplosporidiosis, trùng hai tế bào Gregarine và Vermiform.

Tác nhân từ ngoại ký sinh trùng: Epistylis, Zoothamnium, Tokophrya, Acineta và Vorticella.

  • Tôm bị ký sinh trùng xuất hiện ở tất cả các giai đoạn từ ấu trùng đến trưởng thành. Ký sinh trùng thường xuất hiện vào mùa nắng nóng, nước có nhiệt độ cao, mật độ nuôi dày đặc, cải tạo ao không đúng kỹ thuật.
  • Trong ao nuôi, có nhiều vật chủ trung gian như tảo, cua, sò, vỏ tôm đã lột xác, giun đốt, và các loài khác.
  • Chất lượng môi trường nước kém, hàm lượng chất hữu cơ cao, thức ăn dư thừa trong ao nhiều.

Tác hại của ký sinh trùng trong nuôi tôm

  • Ký sinh trùng nhiều trên mang tôm gây ảnh hưởng đến hoạt động hô hấp của tôm, tôm thiếu oxy, nổi đầu tấp mé và chết hàng loạt.
  • Ký sinh trùng ký sinh nhiều trên bề mặt vỏ tôm gây cản trở quá trình lột xác, tôm chậm lớn, thời gian nuôi kéo dài.
  • Ký sinh trùng tấn công vào các cơ quan, bộ phận khác nhau trong cơ thể tôm, gây tổn thương, rối loạn chức năng. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh khác, dẫn đến tôm suy yếu, dễ mắc bệnh và chết hàng loạt.
  • Một số loại ký sinh trùng có khả năng lây lan nhanh chóng trong ao nuôi, gây nhiều tác động nghiêm trọng, làm giảm năng suất nuôi. Điều nay ảnh hưởng chất lượng tôm thịt, đồng thời tăng chi phí, hiệu quả kinh tế kém.

Những dấu hiệu sớm nhận biết tôm bị nhiễm ký sinh trùng

  • Tôm bơi chậm chạp, tấp bờ nhiều.
  • Tôm bỏ ăn hoặc ăn ít, chậm lớn.
  • Một số loài ký sinh trùng thường gây ra các hiện tượng đặc trưng như:
  • EHP thường gây hiện tượng đục cơ ở lưng hay đốt cuối cơ thể, mất phụ bộ, chậm lớn.
  • Khi tôm nhiễm ký sinh trùng Haplosporidian, gan tôm co lại, tôm chậm tăng trưởng.
  • Tôm nhiễm Vermiform và Gregarine có biểu hiện tôm chậm lớn, FCR cao, vỏ ốp, mềm. Các biểu hiện khác là: tôm có phân trắng đục, xuất hiện thành từng dãi nổi trên mặt nước hay trong sàn ăn (phân trắng), tôm giảm ăn, vỏ ốp, mềm, tôm chậm lớn. Đường ruột thường bị đứt quãng hay rỗng, màu sắc và ruột ruột thay đổi.

Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết tôm bị ký sinh trùng

Nội ký sinh trùng

Microspora – Vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP)

Vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP)

Vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) là một trong những loại ký sinh trùng phổ biến trong nuôi tôm. Khi tôm nhiễm vi bào tử trùng, cơ thể tôm đặc biệt ở phần lưng từ gan tuỵ đến phần giữa thân chuyển sang màu trắng đục hoặc trắng sữa. Một số tôm có thể thấy hiện tượng đục cơ đốt cuối cơ thể.

Tác hại và nguồn lây nhiễm EHP

Bệnh vi bào tử trùng không gây tỷ lệ chết cao, nhưng ảnh hưởng đến gan tuỵ và buồng trứng của tôm. Tôm nhiễm vi bào tử trùng thường có sức đề kháng kém dẫn đến tôm dễ bị ăn thịt, phát triển chậm và sống sót kém khi di chuyển.

Tôm nhiễm bệnh do vi bào tử trùng EHP thông qua nước ao nuôi, chất hữu cơ lắng tụ phân tôm nhiễm bệnh, ăn thịt lẫn nhau hoặc từ thức ăn sống nhiễm EHP như giun nhiều tơ, Artemia đông lạnh. Đây là những nguồn lây nhiễm phổ biến trong các trại sản xuất giống tôm.

Khi ký sinh trùng EHP xâm nhập vào các mô trong gan tôm, chúng sẽ ảnh hưởng đến các chỉ số hóa sinh như albumin, AST, alkaline phosphatase và protein tổng số. Điều này làm giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của tôm, gây suy giảm sức đề kháng và tốc độ phát triển chậm.

Dấu hiệu nhiễm EHP

Dấu hiệu tôm bị nhiễm ký sinh trùng EHP có thể bao gồm:

  • Kích thước không đồng đều giữa các con tôm trong ao nuôi.
  • Tôm phát triển chậm, với tốc độ tăng trưởng chỉ khoảng 10-40% so với tôm bình thường.
  • Vỏ tôm mềm, tôm ăn ít, ruột rỗng và tôm chết từng đợt.
  • Cơ thể tôm có màu trắng đục hoặc trắng sữa.

Xác định và phòng ngừa EHP

Để nhanh chóng xác định tôm nhiễm EHP, phương pháp PCR được khuyến nghị cho tôm nuôi hoặc tôm bố mẹ. Kiểm tra sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm cần thực hiện thường xuyên thông qua quan sát và xét nghiệm tại phòng lab.

Để phòng ngừa bệnh do ký sinh trùng EHP, cần kiểm soát chất lượng thức ăn, tiến hành diệt khuẩn định kỳ và xét nghiệm PCR cho tôm bố mẹ trước khi sản xuất giống.

Vòng đời của vi bào tử trùng trên tôm

Bệnh ký sinh trùng trên gan tụy – Ký sinh trùng Haplospora

Nhiễm ký sinh trùng Haplospora, bệnh gan tụy haplosporidiosis

Nhóm ký sinh trùng gây bệnh trên gan tụy tôm chủ yếu Haplosporidian infections, Hepatopancreatic haplosporidiosis

Nhiễm ký sinh trùng Haplospora, bệnh gan tụy haplosporidiosis là một loại ký sinh trùng gây bệnh trên gan tụy của tôm. Các dấu hiệu nhận biết bao gồm gan tụy bị coteo lại, cơ thể tôm nhợt nhạt, sắc tố melanin giảm, tôm chậm lớn, tăng trưởng chậm và FCR cao.

Vòng đời của vi bào tử trùng trên tôm

Vòng đời của vi bào tử trùng trên tôm

Phòng ngừa bệnh ký sinh trùng Haplospora

Để phòng ngừa, nên thực hiện xét nghiệm PCR cho tôm sau khi nuôi để phát hiện các bệnh như EMS, Đốm Trắng, EHP và kiểm tra ký sinh trùng. Cần chuẩn bị ao nuôi kỹ lưỡng sau mỗi vụ nuôi. Sử dụng Chlorine hoặc vôi sống trong quá trình cải tạo ao trước khi thả tôm.

Khi tôm đạt hơn 15 ngày tuổi và ăn được thức ăn viên số 2, nên kết hợp cho tôm ăn thuốc đặc trị ký sinh trùng xen kẻ 2 lần mỗi ngày và tiếp tục cho ăn liên tục để phòng ngừa bệnh.

Bệnh ký sinh trùng Gregarine và Vermiform

Ký sinh trùng Gregarine và Vermiform là loại ký sinh trùng khác thường xuất hiện trong đường ruột của tôm. Chúng gây tổn thương niêm mạc ruột và ảnh hưởng đến hấp thu dinh dưỡng của tôm. Bệnh phân trắng thường xuất hiện từ ngày nuôi thứ 40 trở đi.

Dấu hiệu nhận biết sớm tôm bị nhiễm Gregarine là phân màu trắng, trên mặt nước ao xuất hiện các sợi phân trắng. Tôm có vỏ mềm, chậm lớn, màu sậm không bình thường. Nếu quan sát kỹ, có thể thấy ống ruột tôm bị đứt hoặc trống rỗng. Tôm bị nhiễm Gregarine không chết hàng loạt, nhưng ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch.

Vermiform không phải là sinh vật, mà là biểu hiện của tổn thương tế bào biểu mô gan tụy do hoại tử và bong tróc, không liên quan đến giun sáng. Vermifrom xuất hiện làm giảm tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống, đồng thời tăng nguy cơ nhiễm bệnh khác, nếu nặng có thể gây phân trắng.

Phòng ngừa bệnh ký sinh trùng Gregarine và Vermiform

Để phòng ngừa, cần loại bỏ các vật chủ trung gian gây bệnh như nhuyễn thể để ngăn ngừa dịch bệnh. Kiểm tra PCR tôm sau khi nuôi để phát hiện các bệnh như EMS, Đốm Trắng, EHP và kiểm tra ký sinh. Cần chuẩn bị ao nuôi kỹ lưỡng sau mỗi vụ nuôi. Sử dụng Chlorine hoặc vôi sống trong quá trình cải tạo ao trước khi thả tôm. Khi tôm đạt hơn 15 ngày tuổi và ăn được thức ăn viên số 2, kết hợp cho ăn thuốc đặc trị ký sinh trùng xen kẽ 2 lần mỗi ngày và duy trì để phòng ngừa bệnh.

Vòng đời của Gregarine trên tôm

Vòng đời của Gregarine trên tôm

Vòng đời của Gregarine trên tôm

Ngoại ký sinh trùng

Ngoại ký sinh trùng trên tôm là một vấn đề phổ biến trong ngành nuôi trồng thủy sản. Các loài ngoại ký sinh trùng thường gặp như Epistylis, Zoothamnium, Tokophrya, Acineta và Vorticella có hình dạng giống như loa kèn. Chúng có thể sống đơn lẻ hoặc thành tập đoàn.

Các loài ngoại ký sinh trùng thường gặp

Trong số các loài này, Zoothamnium sp và Vorticella sp thường xuất hiện nhiều nhất trong trại giống và ao nuôi thương phẩm. Chúng có thể gây nhiễm virút cho ấu trùng tôm, ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm.

Điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngoại ký sinh trùng

Môi trường nước giàu dinh dưỡng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngoại ký sinh trùng. Chúng lọc chất dinh dưỡng từ môi trường nước, do đó việc dư thừa thức ăn trong ao nuôi sẽ thúc đẩy sự phát triển của chúng. Điều kiện môi trường không ổn định, đặc biệt là nhiệt độ cao cũng tạo điều kiện lý tưởng cho sự sinh trưởng của ngoại ký sinh trùng.

Ảnh hưởng của ngoại ký sinh trùng đối với tôm

Zoothamnium sp thường ký sinh trên bề mặt của mang và tăng nhanh khi nhiệt độ nước trên 30°C. Sự xuất hiện quá mức của Zoothamnium có thể ảnh hưởng đến hoạt động hô hấp của tôm, đặc biệt là tôm giống. Việc này chỉ được cải thiện khi lớp biểu bì của tôm bị bong ra.

Vorticella sp có khả năng tồn tại trong môi trường nước ngọt, mặn và lợ. Chúng thường xuất hiện khi môi trường nước gây stress cho tôm. Ví dụ như biến động thường xuyên về chất lượng nước, nhiệt độ cao và lượng thức ăn dư thừa trong ao nuôi.

Dấu hiệu nhận biết và biện pháp phòng ngừa tôm bị nhiễm ký sinh trùng

Dấu hiệu tôm bị nhiễm ngoại ký sinh trùng bao gồm việc có nhiều sinh vật bám dính trên vỏ, phụ bộ và mang tôm, làm tôm trở nên kém linh hoạt. Điều này gây khó khăn trong hoạt động và thậm chí ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của tôm.

Để phòng tránh bệnh ký sinh trùng cho tôm, có thể áp dụng các biện pháp sau:

  • Cải thiện quy trình cải tạo ao
  • Sử dụng giống tôm chất lượng cao
  • Quản lý thức ăn cho tôm một cách khoa học
  • Xử lý nước trước khi nuôi và duy trì chất lượng nước ổn định
  • Hạn chế sự thay đổi đột ngột của yếu tố môi trường nước
  • Sử dụng sản phẩm tăng cường sức khỏe cho tôm và định kỳ kiểm tra nội ngoại ký sinh bằng sản phẩm đặc trị.

Xem thêm: 20 bệnh trên tôm thường gặp trong ngành nuôi tôm

BIO CHEM – Nhà cung cấp nguyên liệu thủy sản hàng đầu

Bio Chem cung cấp nhiều sản phẩm hữu ích cho ngành nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi thú y. Bao gồm hóa chất khử trùng, xử lý nước cho ao nuôi để duy trì môi trường sạch và giàu dưỡng chất. Những biện pháp này giúp tôm cá phát triển ổn định và hiệu quả.

Chúng tôi cam kết mang đến sản phẩm chất lượng cao với mức giá hợp lý. Chúng tôi luôn sẵn lòng hỗ trợ khách hàng tìm kiếm giải pháp tối ưu cho hệ thống ao nuôi. Đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH XNK BIO CHEM

Địa chỉ : 197 Tô Hiến Thành, Phường 13, Quận 10, TP. HCM

Điện thoại: 08 3939 4747 – 0946 876 019 – 0942 89 30 31 – 0918 768 519 

Email: infobiochemical@gmail.com 

Website : https://bio-chem.net/ 

Facebook : https://www.facebook.com/hoachatbiochem/

Related Posts