Tin tức

Cải thiện tình trạng đục cơ và mỏng vỏ trên tôm

Bệnh trên tôm thẻ chân trắng gây ra nhiều thiệt hại cho bà con nông dân, ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng nuôi trồng thủy sản. Căn bệnh đục cơ hay bệnh mềm vỏ trên tôm thẻ chân trắng do nhiều nguyên nhân gây ra. Hãy cùng BIO CHEM tìm hiểu nguyên nhân và cách giải quyết trong bài viết sau đây.

Bệnh mềm vỏ ở tôm

Dấu hiệu nhận biết tôm bị bệnh mềm vỏ

  • Tôm mắc bệnh thường có vỏ mỏng, nhăn nheo, gợn sóng và tình trạng mềm vỏ kéo dài trong vài tuần, tôm bệnh, dễ bị sinh vật bám ký sinh và mầm bệnh tấn công.
  • Tôm yếu, chậm lớn, dần dần kiệt sức và chết.
  • Ngoài ra, nếu tôm sống sót cũng còi cọc, phân đàn.

Nguyên nhân gây ra bệnh mềm vỏ ở tôm là gì?

Tôm bị bệnh mềm vỏ thường có yếu ớt, phát triển chậm, tôm có thể chết rải rác mỗi ngày. Nếu bệnh nặng có thể gây ảnh hưởng lớn đến năng suất và giá trị thương phẩm của tôm.

Tùy vào môi trường nuôi, nguồn nước và chế độ dinh dưỡng mà các nguyên nhân gây ra bệnh mềm vỏ trên tôm thẻ chân trắng là khác nhau, sau đây là một vài lý do:

– Do thiếu dinh dưỡng: Trong quá trình nuôi tôm người nuôi có thể cho tôm ăn các loại thức ăn kém chất lượng, thiếu khoáng chất, Vitamin giúp cho quá trình tạo vỏ của tôm làm cho tôm bị mềm vỏ.

– Do môi trường:

  • Ao nuôi có thể chứa 1 số chất độc do tảo hoặc nhiễm chất thải công nghiệp, nông nghiệp làm ảnh hưởng đến quá trình tạo vỏ của tôm.
  • Môi trường ao nuôi dễ biến động làm tôm bị sốc ảnh hưởng đến hấp thụ chất dinh dưỡng làm tôm mềm vỏ.
  • Độ mặn và độ kiềm trong ao thấp, độ mặn thấp làm ao nuôi thiếu khoáng chất vì thế sau khi tôm lột vỏ không thể hình thành lớp vỏ mới như ban đầu.

Hiện tượng tôm bị mềm vỏ kinh niên: bệnh mềm vỏ ở tôm xảy ra khi tôm mắc bệnh vỏ mỏng, nhăn nheo, gợn sóng và tình trạng mềm vỏ kéo dài trong vài tuần, tôm bệnh dễ bị sinh vật bám ký sinh và mầm bệnh tấn công. Tôm yếu, chậm lớn, dần dần kiệt sức và chết. Ngoài ra, nếu tôm sống sót cũng còi cọc, phân đàn.

Bệnh đục cơ ở tôm

Bệnh đục cơ là bệnh được phát triển dựa vào mật độ tôm trong ao quá dày đặc và độ mặn ao nuôi thấp. Khi mắc bệnh, tôm sẽ rất chậm lớn, ảnh hưởng lớn đến năng suất cũng như chất lượng của tôm, do đó việc thất thu khi thu hoạch là điều đương nhiên.

Triệu chứng bệnh đục cơ ở tôm sú:

Phần cơ đuôi trở nên trắng đục, sau đó lan dần khắp cơ thể, có khi xuất hiện đốm đen rồi ăn vào thân trông như đục cơ. Nếu không phát hiện điều trị kịp thời, tôm sẽ trở nên nặng hơn và lây lan bầy đàn và gây hoại tử và đỏ ở phần cơ. Tôm chết và rớt đáy tỷ lệ từ thấp dần lên cao.

Nguyên nhân gây bệnh

Chúng ta có 4 nguyên nhân chính dẫn đến bệnh đục cơ ở tôm như sau:

Đục cơ kết hợp với công thân do nhiệt độ: Khi sử dụng nhá, vó để kiểm tra tôm và thức ăn, khi nhắc vó lên, tôm búng mạnh, gặp nhiệt độ cao làm tôm chị cong thân và trắng ở phần đuôi, khi thả xuống lại ao, tôm không thể tự giãn người ra lại, gây bệnh. Hoặc khi tắt tất cả quạt khí rồi sau đó bật quạt chạy trở lại làm tôm bị giật mình, lúc này nhiều con sẽ nhảy lên mặt nước và tiếp xúc với nhiệt độ, làm cong thân, trắng đục.

Đục cơ do quá trình vận chuyển hoặc sang ao: Khi kéo lưới để bắt tôm cho mục đích chuyển sang ao mới, một số tôm sẽ bị sốc, lúc này một phần hay toàn bộ cơ thịt của nó sẽ bị trắng đục, hoặc thỉnh thoảng có sự pha lẫn giữa màu trắng và màu tối khác thường, như màu cam hoặc đỏ hồng, gây nên bệnh đục cơ.

Đục cơ do hàm lượng Oxy thấp: Việc không lắp đủ các dàn quạt khí tương ứng trọng lượng tôm trong ao, khiến lượng Oxy trong ao nuôi thiếu hụt, làm tôm dễ mắc bệnh.

Đục cơ do bệnh: với ao nuôi có độ mặn tương đối cao (25 – 35‰), khi ao bị ô nhiễm sẽ tạo nên vi bào tử trùng (Microsporidian) gây nên bệnh đục cơ. Ngoài ra, tôm nhiễm virus IMNV (Infectiuos Myonecrosis Virus) cơ thể cũng chuyển sang trắng đục

Cách phòng trị bệnh

Vì nguyên nhân chính là do thiếu chất khoáng nên người nuôi tôm cần phải bổ sung khoáng cho tôm ngay từ đầu vụ nuôi, không để thiếu ô-xy, khí độc tích trữ đáy ao cao. Bên cạnh đó, phải đảm bảo pH và độ kiềm ổn định trong ngưỡng cho phép. Không để tôm sốc độ mặn hoặc nhiệt độ thay đổi đột ngột

CANXI CLORUA – bổ sung canxi – khoáng chất quan trọng cho sự phát triển của tôm cá

Thành Phần :

– CaCl2.2H2O 96% (min)

Đặc Điểm :

– Dạng bột màu trắng

Công Dụng :

– Ca giữ vai trò cấu trúc cơ bản của xương, Ca cần thiết cho sự đông máu, các chức năng của cơ, sự truyền dẫn thần kinh, điều hòa áp suất thẩm thấu và là đồng nhân tố tác động trong hệ enzyme.

– Lớp vỏ của tôm được hình thành chủ yếu từ CaCO 3 , với một lượng ít Mg, P và S. Việc sử dụng khoáng trực tiếp vào trong nước để bù vào lượng khoáng bị mất đi trong quá trình lột xác của tôm là rất cần thiết.

– Bổ sung canxi clorua, giúp tôm cứng vỏ dễ lột xác, tăng trưởng nhanh, hạn chế hiện tượng đục cơ, cong thân và mềm vỏ.

Lưu ý :

– Nên bổ sung khoáng chất cho tôm vào buổi chiều hoặc vào ban đêm 10 – 12 giờ..

Quy Cách :

– 25 kg/bao.

Xuất Xứ :

– Trung Quốc.

Bio Chem – nơi cung cấp chế phẩm sinh học, yucca, hóa chất xử lý, dinh dưỡng bổ sung uy tín trong nuôi trồng thủy sản

Hoá chất nuôi trồng thuỷ sản do Công Ty TNHH XNK BIO CHEM nghiên cứu tuyển chọn kĩ lưỡng và nhập khẩu từ các nhà cung cấp uy tín đa quốc gia Mỹ, Ấn Độ, Đức, Trung Quốc,… Chất lượng sản phẩm chính là yếu tố chủ lực để BIO CHEM xây dựng niềm tin và nhận được sự ủng hộ của quý đối tác, khách hàng lâu năm trên toàn quốc.

Chúng tôi bằng tất cả sự đam mê nhiệt huyết với nghề, kiến thức chuyên môn cao, tận tâm lắng nghe và chia sẻ, thấu hiểu mong muốn của khách hàng, luôn nỗ lực phấn đấu để cung cấp những sản phẩm chất lượng cao, giá cả cạnh tranh nhằm mang lại hiệu quả kinh tế, hiệu quả sử dụng tối ưu nhất. Chúng tôi luôn đặt mình vào vị trí của khách hàng, đồng hành cùng quý khách để cùng thực hiện phương châm tâm huyết.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU BIO CHEM

Địa chỉ         : H18, đường C4, P.Tân Thới Nhất, Q.12, TP.HCM.

Điện thoại    : 08 3939 4747 – 0946 876 019 – 0942 89 30 31

Email            : infobiochemical@gmail.com

Facebook      : https://www.facebook.com/hoachatbiochem/

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.