Chất lượng nước là yếu tố cực kỳ quan trọng trong nuôi thủy sản; nhưng khó dự đoán và khó kiểm soát. Chất lượng nước quyết định hiệu quả của thức ăn, tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ sống của tôm. Tôm chết, bệnh, chậm lớn, hay thức ăn kém hiệu quả đều do chất lượng nước. Người nuôi trồng thủy sản cần chú ý quan tâm đến việc cải thiện chất lượng nước nhằm đảm bảo một vụ mùa bội thu.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nước
Yếu tố nhiệt độ ảnh hưởng đến việc quản lý chất lượng nước ao nuôi:
Nhiệt độ trong khoảng 26 – 30oC cho năng suất cao nhất, tôm lớn nhanh và tỉ lệ sống cao. Nhiệt độ của nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố: ánh nắng mặt trời, gió, mưa và quạt nước. Nắng làm nước nóng lên. Gió có tác dụng khuấy đảo lớp nước mặt. Để bảo đảm ổn định nhiệt độ cho tôm nuôi độ sâu nước nên từ 1,2 m – 1,5 m là thích hợp. Nếu ao quá cạn sẽ bất lợi do nước sẽ quá lạnh vào ban đêm và quá nóng vào ban ngày.
Nhiệt độ càng cao thì nước càng ít oxy; trong khi trao đổi chất trong cơ thể tôm và sự phân hủy các chất bẩn trong nước xảy ra càng nhanh, nghĩa là càng cần nhiều oxy hơn. Do vậy nhiệt độ cao rất nguy hiểm, vì có thể dẫn đến thiếu hụt oxy.
Oxy hòa tan:
Oxy hòa tan là dưỡng khí cho động vật dưới nước. Nước nuôi tôm phải đảm bảo oxy hòa tan > 3 mg/l, nhưng tối ưu là > 5 mg/l.
Độ kiềm:
Độ kiềm là thước đo khả năng giữ pH ổn định và được tính bằng đơn vị mg/l CaCO3. Độ kiềm cho ao tôm nên trong khoảng 100 – 150 mg/l. Độ kiềm cao thì pH ít dao động. Độ kiềm thấp thì pH thay đổi mạnh, bất lợi cho tôm.
pH trong quản lý nước ao nuôi:
pH thích hợp cho nuôi trồng thủy sản là 6,5 – 9,0 tối ưu là 7,5 – 8,5. Vật nuôi sẽ chết khi 11 < pH < 4.
Nước có pH thấp thì tảo kém phát triển, ngoài ra các động vật phù du làm thức ăn tôm cá thường phát triển tốt trong nước có pH hơi kiềm. Mật độ tảo càng cao thì biến động pH trong ngày càng lớn. Vì vậy cần kiểm soát mật độ tảo vừa phải. Bên cạnh đó pH còn ảnh hưởng gián tiếplên NH3 và H2S. Khi pH tăng cao NH3 tăng cao, khi pH giảm xuống thấp H2S có xu hướng tăng.
pH thấp làm giảm quá trình tích trữ khoáng trong cơ thể tôm làm tôm mềm vỏ hoặc lột xác không hoàn toàn, ngăn cản quá trình tạo các mô của sinh vật. pH phụ thuộc rất lớn quá trình quang hợp và hô hấp. Vì vậy kiểm soát pH cần thông qua kiểm soát mật độ tảo trong ao và lượng CO2 tạo ra do quá trình hô hấp .
Độ trong của nước ao nuôi:
Tảo rất quan trọng, vì tảo vừa là nguồn thức ăn, vừa là nguồn cung cấp và tiêu thụ oxy hòa tan. Nước trong hay đục là do phù sa lơ lửng hay quần thể vi sinh vật (tảo và vi khuẩn). Có tảo lợi nhưng cũng có tảo hại như tảo lam. Tảo nhiều thì ban ngày oxy hòa tan cao, nhưng đêm oxy hòa tan lại thấp, do đó cần giữ mật độ tảo vừa phải. Đục do phù sa không có lợi cho sự phát triển của tảo, nên cần lắng trước khi gây màu nước (gây tảo). Khi phù sa đã lắng, thì độ trong/đục của nước đặc trưng cho nồng độ tảo. Độ trong 30- 35 cm là tối ưu cho nước nuôi tôm.
Ảnh hưởng của việc ô nhiễm môi trường nước đến việc nuôi trồng thủy sản
Khi nước ao gặp phải tình trạng bị đục, nhiều chất hữu cơ lơ lửng sẽ có những tác hại không nhỏ đến sự phát triển của tôm nuôi trong ao:
- Ảnh hưởng đến sự phát triển của các loài tảo có lợi trong ao nuôi tôm.
- Làm giảm lượng oxy hòa tan trong ao, cản trở quá trình hô hấp của tôm.
- Giảm khả năng bắt mồi của tôm, ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm nuôi.
- Khi môi trường ao nuôi bị ô nhiễm, Tôm, cá bị dịch bệnh và chết dần, nếu không có giải pháp phòng trị và xử lý kịp thời thì người chăn nuôi có thể trắng tay.
- Tôm bệnh đốm trắng do môi trường: Tôm có đốm trắng ở vỏ đầu ngực hoặc phần vỏ ở sống lưng nhưng vẫn khoẻ mạnh, không có tôm tấp bờ, đàn tôm vẫn hoạt động và ăn đều ở mức bình thường, chu kỳ lột xác dài hơn bình thường và tôm sinh trưởng hơi chậm thì nguyên nhân bị đốm trắng là do môi trường, bệnh đầu vàng ở tôm, bệnh phân trắng.
Vì vậy vai trò của hóa chất xử lý nước trong việc cải thiện chất lượng nước là rất quan trọng.
Đồng Sulphate
Đồng sulphate có công dụng: Diệt trừ tảo lam, tảo độc, rong đáy trong ao nuôi thủy sản. Giúp cải thiện chất lượng nước, kiểm soát màu nước, ổn định pH trong ao nuôi. Tiêu diệt các ký sinh trùng như trùng bánh xe, trùng quả dưa, trùng mỏ neo, bào tử trùng và các loại giun sán lá ký sinh trên da, mang, vây cá. Chúng phản ứng cực nhanh với các bệnh lở loét, phù đầu, tróc vảy, đỏ kỳ, đỏ mỏ,… Ngăn ngừa hiện tượng tôm bị đóng rong, đóng nhớt, ký sinh trùng bám trên thân và mang tôm.
Lưu ý :
– Pha loãng với nước rồi tạt đều.
– Sử dụng lúc trời nắng nóng và chạy máy quạt nước.
– Sử dụng hiệu quả nhất khi độ kiềm ao khoảng 100-120 mg/l.
Thành Phần :
– CuSO4.5H2O 99%, trong đó Cu 25% (min)
Đặc Điểm :
– Dạng hạt mảnh màu xanh.
Xuất Xứ :
– Đài Loan.
Bio Chem – nơi cung cấp chế phẩm sinh học, nguyên liệu hóa chất trong nuôi trồng thủy sản
Công ty TNHH XNK BIO CHEM là công ty chuyên cung cấp các chế phẩm sinh học, dinh dưỡng bổ sung, yucca, hóa chất xử lý nước chất lượng trong hoạt động nuôi trồng thủy sản. Với phương châm “CHẤT LƯỢNG TẠO NIỀM TIN” cùng với đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm, nhiệt tình đảm bảo mang đến cho Quý bà con những sản phẩm chất lượng cùng những chia sẻ tốt nhất giúp ích trong hoạt động nuôi trồng thủy sản nhằm đem đến hiệu quả.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU BIO CHEM
Địa chỉ : H18, đường C4, P.Tân Thới Nhất, Q.12, TP.HCM.
Điện thoại : 08 3939 4747 – 0946 876 019 – 0942 89 30 31
Email : infobiochemical@gmail.com
Facebook : https://www.facebook.com/hoachatbiochem/
15 thoughts on “Cải thiện chất lượng nước bằng đồng sulphate”
Comments are closed.