Trong nuôi trồng thủy sản, vấn đề phòng bệnh được đặt lên hàng đầu và nguyên tắc là “phòng bệnh là chính, chữa bệnh khi cần thiết”. Để tăng sức đề kháng và giảm nguy cơ phát sinh bệnh cho thủy sản nuôi, nhất là trong mùa hè nắng nóng hay xuất hiện những cơn mưa bất chợt, người nuôi thủy sản cần có các phương pháp phòng bệnh mùa nắng nóng cụ thể trong kỹ thuật nuôi.
Các phương pháp phòng bệnh mùa nắng nóng cho thủy sản
-
Ao nuôi:
Sau mỗi chu kỳ nuôi phải làm cạn nước ao để cải tạo ao, phơi đáy ao (ít nhất từ 2 – 3 ngày) thời gian phụ thuộc vào thời tiết ngày mưa hay nắng, thất thường. Xem xét có nguồn nước không bị ô nhiễm bởi các nguồn nước thải sinh hoạt và các nhà máy công nghiệp, các yếu tố môi trường thuận lợi. Ao nuôi phải được cải tạo triệt để trước mỗi vụ nuôi, lớp bùn đáy không nên để quá dày. Giữ chất lượng nước ao tốt và giảm làm cá bị sốc do môi trường như: hàm lượng oxy thấp, nhiệt độ nước quá cao hoặc quá thấp, sự tích tụ các chất thải, độ mặn, pH thay đổi…
-
Giống:
Người nuôi cần phải mua con giống tốt, khỏe mạnh, có nguồn gốc rõ ràng và được kiểm dịch bởi các cơ quan chức năng. Thả giống với mật độ hợp lý, tuân thủ lịch thời vụ do Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành hàng năm. Cần loại bỏ những con giống yếu, con giống bị bệnh ra khỏi ao nuôi.
-
Quản lý thức ăn:
Nên sử dụng các loại thức ăn đảm bảo chất lượng và phù hợp với từng đối tượng nuôi; không nên sử dụng các loại thức ăn đã ươn thối, ẩm mốc hoặc đã hết hạn sử dụng.
Cho ăn đúng liều lượng và đảm bảo đủ chất dinh dưỡng. Xác định chính xác khẩu phần thức ăn và cho ăn nhiều bữa trong ngày là biện pháp cần thiết để giảm chất thải hữu cơ trong ao nuôi.
Thông qua giảm lượng thức ăn dư thừa và thức ăn bị phân giải ngoài môi trường nước ao. Thường xuyên kiểm tra, vớt bỏ thức ăn thừa trong ao nuôi và địa điểm cho ăn.
-
Quản lý các yếu tố môi trường nuôi:
– Độ sâu: luôn luôn đảm bảo mực nước trên 1 m, đặc biệt trong mùa nắng nóng mực nước càng sâu, môi trường sống càng ổn định. Mực nước lý tưởng nhất là 1,5 m.
– Màu nước: luôn duy trì màu nước có màu xanh lá cây pha nâu, nâu vàng hoặc xanh lá chuối non.
– Độ trong: độ trong của nước nuôi thủy sản chủ yếu phụ thuộc vào mật độ của sinh vật phù du có trong ao. Khi độ trong quá thấp, thường do tảo phù du phát triển quá dày, làm các chỉ số pH, DO biến động rất lớn gây sốc cho thủy sản nuôi trong ao. Ngược lại, khi độ trong cao, hàm lượng oxy thường thấp và tảo đáy có nguy cơ bùng phát mạnh, cạnh tranh không gian hoạt động và oxy về ban đêm, gây sốc cho tôm, cá. Độ trong nước ao nuôi nên duy trì từ 40 – 60 cm trong vòng 2 tháng đầu. Đến tháng thứ 3 trở đi, duy trì độ trong từ 35 – 45 cm.
– Độ mặn: trong ao nuôi, sau các cơn mưa lớn kéo dài, độ mặn có sự phân tầng, do vậy cần thiết phải thay nước tầng mặt và lấy nước tầng đáy để ổn định độ mặn, tránh gây sốc cho thủy sản nuôi. Sử dụng nguồn nước ngọt tại chỗ để giảm độ mặn trong các ao nuôi thủy sản vào mùa khô, mùa có độ mặn cao.
– pH: duy trì pH nước trong khoảng 7,5 – 8,5. Nếu pH thấp hơn hoặc cao hơn, thay nước và bón vôi sống (CaCO3), vôi dolomite (CaMg(CO3)2) với tỷ lệ 150 – 300 kg/ha. Ngay sau khi trời mưa to, cần bón vôi xuống ao, rắc vôi dọc theo bờ ao.
– Độ kiềm: sau khi điều chỉnh pH, cần duy trì độ kiềm 80 – 120 mg/l. Để duy trì độ kiềm, dùng các biện pháp sau:
+ Định kỳ dùng chế phẩm vi sinh trong các ao nuôi thâm canh, chu kỳ nuôi dài để giảm hàm lượng nitơ dư thừa trong nước ao.
+ Ổn định pH nước ao trong giới hạn 7,5 – 8,5 (nước mặn) để kìm hãm sự chuyển đổi giữa các dạng khác nhau của nitơ.
+ Khi cần thiết và điều kiện cho phép, cần thay nhanh nước ao bằng nguồn nước mới để giảm khẩn cấp hàm lượng NH3 trong ao nuôi.
PRO – B POWDER – Giải pháp cung cấp vi sinh cho ao nuôi, cải thiện chất lượng nước
Thành phần:
Bacillus subtilis ≥ 1 x 109 cfu/g
Bacillus licheniformis ≥ 1 x 109 cfu/g
Bacillus polymyxa ≥ 1 x 109 cfu/g
Bacillus megaterium ≥ 1 x 109 cfu/g
Đặc điểm: Dạng bột
Công dụng:
- Cung cấp vi sinh vật và enzyme có lợi giúp phân hủy mùn bã hữu cơ như phân tôm, xác tảo tàn, vỏ tôm lột xác,…
- Ổn định chất lựơng nước và cân bằng pH.
- Loại bỏ khí độc trong ao, đáy ao như H2S, NH3,…, giảm lượng bùn đáy ao, xử lý đáy ao hiệu quả, tăng hàm lượng oxy hòa tan, ngăn chặn hiện tượng tôm cá nổi đầu.
- Kích thích sự phát triển của phiêu sinh vật tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm, cá, duy trì màu nước, ổn định tảo.
Cách dùng:
- Hòa vi sinh với nước ao rồi tạt đều, thời điểm 9-10h sáng.
- Xử lý định kỳ: 300 – 500 g/ 10.000 – 12.000 m3 nước, định kỳ 7-10 ngày/ lần trong suốt quá trình nuôi.
- Trường hợp ao bị ô nhiễm nặng: 300 – 500 g/ 5.000 – 7.000 m3 nước.
- Nên chạy quạt nước liên tục 8 giờ sau khi sử dụng để tăng hiệu quả.
- Dùng cắt tảo: đánh vào buổi chiều tối.
Xuất xứ: Aquaintech, Inc. – Mỹ
Quy cách: 11,35 kg/xô
5. Tăng cường sức đề kháng bệnh cho tôm cá để hạn chế nguồn gốc lây bệnh
Trimin Forte – Sản phẩm đa chức năng cho tôm cá
Thành phần: Hỗn hợp khoáng vi lượng vô cơ và probiotics
Trong 1 kg:
Đồng 15 g
Sắt 80 g
Mangan 100 g
Kẽm 80 g
I-ốt 2.000 mg
Cô-ban 500 mg
Selenium 500 mg
Crôm 10 mg
Molybđen 50 mg
Bào tử lactobacillus 3 x 105 CFU
Đặc điểm: dạng bột mịn, màu hồng nhạt
Công dụng:
- Giải độc gan, bảo vệ và tái tạo tế bào gan, tăng cường hoạt động của gan, giúp phòng ngừa các bệnh về gan.
- Nâng cao sức đề kháng và nâng cao phản ứng đề kháng.
- Nâng cao chỉ số tăng trọng như lượng tăng trọng mỗi ngày và chỉ số chuyển đổi thức ăn.
- Trimin Forte bổ sung các khoáng chất cần thiết cho tôm, cá dễ hấp thu, giúp tôm cá tăng trưởng nhanh, tăng sức đề kháng, giảm tỷ lệ chết và chống stress.
- Đồng: chống ôxy hóa, chống vi khuẩn, thúc đẩy tăng trọng. Sắt: tạo hồng cầu. Mangan: tạo xương. Kẽm: tăng cường miễn dịch. Selenium: chống ô xy hóa. Crôm: tăng cường điều hòa insulin trong glucose thu nhận, chống stress do nhiệt.
- Tăng tốc độ phát triển, tăng trọng, nâng cao đề kháng.
- Tăng khả năng sinh sản, giảm tỷ lệ chết và chống stress.
Cách sử dụng: Trộn 500 gram – 1 kg / 1 tấn thức ăn.
Quy cách: 10 kg/thùng.
Xuất xứ: Ấn Độ.
BIOLEX MB40 – dinh dưỡng bổ sung tăng cường hệ miễn dịch phòng bệnh đường ruột cho thủy sản
Thành Phần :
– (1,3)-(1,6)-β-D-glucan 25-30%
– Mannan – oligosaccharide (MOS) 20-25%
Đặc Điểm :
– Dạng bột
Công Dụng :
– Khả năng hấp thu cao, bổ sung đạm vào khẩu phần ăn cho tôm cá.
– Hình thành một hàng rào bảo vệ (màng sinh học) trên niêm mạc ruột.
– Hỗ trợ hệ vi sinh vật đường ruột như chất nền của quá trình lên men, kích thích các lợi khuẩn phát triển, cải thiện khả năng tiêu hóa.
– Tăng hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, tác động thay thế kháng sinh và probiotic.
– Ức chế vi khuẩn, nấm mốc gây bệnh.
– Bất hoạt các mầm bệnh, độc tố trong đường ruột.
– Hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh gan thận mủ..
Cách Dùng :
– 0,5 – 1 kg/ 1 tấn thức ăn, cho ăn trong suốt quá trình nuôi.
– Hỗ trợ điều trị khi tôm cá bệnh: 2 – 3 kg/ 1 tấn thức ăn.
– Trộn đều Biolex MB40 với thức ăn và chất kết dính (giúp giảm hao hụt), cho thêm ít nước vừa đủ để tăng độ kết dính của hỗn hợp.
Quy cách: 25 kg/bao
Xuất xứ: Leiber – Đức
Trên đây là bài viết chia sẻ về phương pháp phòng bệnh mùa nắng nóng cho thủy sản, với phương châm “CHẤT LƯỢNG TẠO NIỀM TIN”, Công ty TNHH BIO-CHEM mong muốn mang lại cho khách hàng những điều tốt nhất về chất lượng sản phẩm cũng như giá cả ổn định nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi nhé.
Mọi thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU BIO CHEM
Địa chỉ : H18, đường C4, P.Tân Thới Nhất, Q.12, TP.HCM.
Điện thoại : 08 3939 4747 – 0946 876 019 – 0942 89 30 31
Email : infobiochemical@gmail.com
Facebook : https://www.facebook.com/hoachatbiochem/