Tin tức

Kĩ thuật nuôi trồng thủy sản trong nước ngọt

Những năm qua, nuôi trồng thủy hải sản phát triển mạnh ở nhiều nơi, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân. Để vụ nuôi thành công đòi hỏi người nuôi phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kĩ thuật nuôi trồng thủy sản. Qua thực tiễn thời gian gần đây cho thấy thời tiết, môi trường diễn biến có phần phức tạp, nguồn nước ngày càng ô nhiễm tiềm ẩn nhiều mầm bệnh.

Những khó khăn khi nuôi trồng thủy hải sản

Sự yếu kém trong công tác kiểm soát chất lượng môi trường khiến môi trường nuôi thủy sản ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng do sử dụng thức ăn, thuốc thú y, hóa chất bừa bãi và đánh bắt không hợp lý là tổng hòa các yếu tố gây nên rủi ro lớn cho người nuôi.

Việc tồn đọng các hóa chất hay các vật liệu của chiến tranh, cũng như sản xuất đã ảnh hưởng không nhỏ đến các nguồn nước nuôi trồng thủy sản, gây nên sự mất cân bằng sinh học hay không an toàn cho hệ thống nuôi. Những tác hại này đã ảnh hưởng rất lớn đến nghề nuôi trồng thủy sản ở nước ta.

Quy trình nuôi trồng thủy sản nước ngọt

Chuẩn bị ao nuôi

Địa điểm xây dựng nuôi cá ao nước ngọt phải đảm bảo các điều kiện như chủ động nguồn nước cấp, không ô nhiễm.

Ao nuôi nên xây thiết kế theo hình vuông và hình chữ nhật, bo tròn các góc. Cống cấp và cống thoát được bố trí ở hai phía đối lập nhau, nằm sát đáy ao. Đáy ao bằng phẳng, hơi dốc về phía cống thoát.

Xử lý ao trước khi nuôi

Vệ sinh ao sạch sẽ trước mỗi vụ nuôi:  Vị trí ao nuôi cá không bị cớm rợp, nguồn nước cấp vào phải chủ động, không bị ô nhiễm, trong quá trình cải tạo ao nên tiến hành dọn sạch cỏ, làm sạch bùn đáy ao bằng chế phẩm sinh học, lấp hết các lỗ, hang hốc xung quanh bờ ao, bón vôi để tiêu diệt mầm bệnh, ổn định pH và diệt tạp.

Đối với những ao mới thì cần tát cạn tháo rửa chua 1 – 2 lần, sau đó, bón vôi. Có thể sử dụng một trong hai loại là vôi sống (CaO) hoặc đá vôi nghiền (CaCO3). Tuy nhiên, vôi sống vẫn là lựa chọn tốt, nhờ khả năng diệt khuẩn mạnh, giúp cân bằng pH tối ưu. Bón vôi khắp mặt ao, bờ ao, đặc biệt ở vị trí thường cho cá ăn.

Tiếp đó, phơi ao, thời gian phơi tùy thuộc vào chất đất, với vùng đất nhiễm phèn chỉ phơi trong khoảng 3 – 5 ngày trước khi tiến hành cấp nước. Nước trước khi được bơm vào ao cần được loại bỏ tạp chất, vi khuẩn cũng như ấu trùng gây hại bằng các chế phẩm sinh học.

Để gây màu nước, có thể sử dụng phân hữu cơ, phân vô cơ đều được. Phân hữu cơ thường dùng là phân chuồng hoặc phân xanh. Phân chuồng trước khi bón xuống ao cần ủ kỹ, rải đều khắp mặt ao. Sau khi gây màu nước từ 2 – 3 ngày, có thể tiến hành thả cá.

Chọn và thả giống

Đây là khâu quan trọng quyết định lớn đến sự thành công của vụ nuôi trồng thủy hải sản. Cần chọn cá giống đảm bảo chất lượng, kích cỡ đồng đều, bơi lội hoạt bát, không dị hình. Vây cá phủ kín, không mất nhớt, không xây xát, màu sắc cá tươi sáng, đặc trưng với từng loài. Cá giống trước khi mua phải được kiểm dịch, không mang mầm bệnh.

Để phòng bệnh cho cá, trước khi thả giống cần tắm khử trùng cho cá trong dung dịch muối ăn nồng độ 2 – 3% trong 5 – 10 phút, thuốc tím nồng độ 0,001 – 0,002% (1 g thuốc tím hòa trong 50 – 100 lít nước sạch), trong 10 – 20 phút hoặc dung dịch CuSO4, nồng độ 0,5 – 0,7 g/m3 nước trong 20 – 30 phút.

Vận chuyển và thả cá giống vào lúc trời mát. Khi thả cần ngâm túi nilon đựng cá vào trong nước ao nuôi khoảng 15 – 20 phút, để cân bằng nhiệt độ trong túi nilon và nhiệt độ môi trường nuôi. Sau đó, mở một đầu túi, cho nước chảy từ từ vào, để cá bơi tự nhiên ra, mục đích tránh cho cá bị sốc.

Quản lý, chăm sóc

Chăm sóc đúng kỹ thuật, cho ăn theo nguyên tắc 4 định: định lượng, định chất, định vị trí và định thời gian để đảm bảo cho cá khỏe mạnh, ít nhiễm bệnh, giảm ô nhiễm môi trường ao nuôi và giảm chi phí thức ăn. Tùy theo điều kiện nuôi để chọn loại thức ăn phù hợp, có thể sử dụng thức ăn công nghiệp ăn thức ăn tự chế từ nguồn phụ phẩm tại chỗ.

Sử dụng thức ăn tự chế cần nghiền nhỏ nguyên liệu, nấu chín, nắm thành những nắm nhỏ rồi ép viên cho cá ăn. Cần cho cá ăn đầy đủ theo khẩu phần để cá lớn nhanh. Không nên cho cá ăn vào thời điểm nhiệt độ quá cao hay quá thấp, thời điểm hàm lượng ôxy hòa tan thấp…

Để tăng cường sức đề kháng cho cá nuôi, bổ sung thêm Vitamin C, khoáng, tỏi tươi xay nhuyễn vào thức ăn định kỳ 1 tháng/lần, nhất là trước và trong những thời điểm giao mùa.

Trong quá trình nuôi trồng thủy hải sản cần thường xuyên theo dõi môi trường nước. Định kỳ 20 – 30 ngày, sử dụng vôi hòa tan trong nước rồi té đều khắp mặt ao. Trong những tháng nuôi đầu, định kỳ 1 tháng/lần thay nước cho ao nuôi với lượng 20 – 30% lượng nước.

Đối với ao khó thay nước hoặc không thay nước được, khi nuôi cá vào các tháng cuối gần thu hoạch, nước ao và nền đáy ao ô nhiễm do thức ăn dư thừa và phân cá thải ra trong suốt quá trình nuôi, nên cá có nguy cơ phát sinh bệnh rất cao. Do đó có thể  sử dụng một số loại chế phẩm sinh học để xử lý đáy ao.

Vào những ngày trời nắng, nhiệt độ cao, tảo phát triển mạnh, cá dễ nổi đầu vào ban đêm do thiếu ôxy. Người nuôi cần lưu ý ngừng bón phân, giảm lượng thức ăn, bật máy bơm để giảm thiểu tác động đến sức khỏe cá nuôi.

Áp dụng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản

Việc sử dụng các chế phẩm sinh học đang là giải pháp giúp môi trường ao nuôi luôn ổn định, kiểm soát được dịch bệnh, sinh trưởng, phát triển tốt trên đàn thủy sản nuôi. Các chế phẩm sinh học đều có tác dụng chính là phòng bệnh cho tôm, cá, cho nên sử dụng càng sớm càng tốt để phát huy tốt hiệu quả phòng bệnh.

Trước khi thả giống vào ao nuôi, đưa chế phẩm sinh học vào nước ao để phục hồi lượng vi sinh vật có lợi và tái tạo nguồn thức ăn tự nhiên. Ngoài ra, trong thành phần của một số chế phẩm sinh học có chứa các enzyme (men vi sinh), vitamin, vi chất và khoáng chất có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa và giúp hấp thu tốt thức ăn, bổ sung đầy đủ các dinh dưỡng thiết yếu cho môi trường ao nuôi.

Sử dụng chế phẩm sinh học là điều kiện cần thiết và an toàn giúp tôm sinh trưởng tốt. Chế phẩm sinh học giúp tôm nuôi có tỷ lệ sống cao, tăng trưởng nhanh hơn so với sử dụng kháng sinh hay hóa chất. Mặt khác, sử dụng chế phẩm sinh học giúp phân hủy tốt các chất hữu cơ, làm giảm lớp bùn nhớt ở ao nuôi, giảm mùi hôi của nước trong ao. Tất cả các ao nuôi đều sử dụng chế phẩm sinh học trong toàn bộ quá trình nuôi tôm, từ giai đoạn cải tạo ao nuôi đến khi thu hoạch.

Có thể thấy, việc áp dụng các chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản đang tạo nên những bước đột phá khi giúp thủy sản nuôi hấp thụ dinh dưỡng tốt, tăng cường sức đề kháng.

Bio Chem nhập khẩu và phân phối chế phẩm sinh học, hóa chất xử lý trong nuôi trồng thủy sản

Bio Chem là một trong những công ty hàng đầu cung cấp và phân phối chế phẩm sinh học, hóa chất xử lý trong nuôi trồng thủy sản, thú y và nông nghiệp giúp người nông dân và các cơ sở nuôi công nghiệp có được phương thức an toàn bền vững cho môi trường nuôi trồng thủy sản và đạt hiệu quả cao.

Đến với chúng tôi, Quý khách hàng sẽ được an tâm về chất lượng sản phẩm mà mình mong muốn.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU BIO CHEM

Địa chỉ : H18, đường C4, P.Tân Thới Nhất, Q.12, TP.HCM.

Điện thoại : 08 3939 4747 – 0946 876 019 – 0942 89 30 31

Email : infobiochemical@gmail.com

Facebook : https://www.facebook.com/hoachatbiochem/