Tin tức

Bọt khí lâu tan ảnh hưởng như thế nào đến ao nuôi thủy sản?

Trong ao nuôi tôm đôi khi xuất hiện nhiều bọt trắng lâu tan, điều này cho thấy chất lượng nước trong ao suy giảm, tảo chết, khí độc phát sinh trong ao nuôi. Bọt khí diễn ra nếu không xử lý động vật thủy sản sẽ giảm ăn, dễ mắc bệnh và chết hàng loạt. Hãy cùng BIO CHEM tìm hiểu về Bọt khí lâu tan trong ao nuôi thủy sản và biện pháp xử lý kịp thời trong bài viết dưới đây.

Hiện tượng bọt khí trong ao nuôi thủy sản

Bọt khí trong ao nuôi có thể gặp ở mọi khu vực nuôi thuỷ sản, đặc biệt trong các ao nuôi thâm canh với mật độ cao, cân bằng sinh thái bị phá vỡ. Hiện tượng này còn xảy ra ở trong bể nuôi với mật độ cao, trong quá trình vận chuyển bằng phương pháp kín.

Bọt khí hay xuất hiện ở các vùng nuôi tôm cá nước thải; các ao, các vùng nước có hiện tượng nở hoa của tảo, làm hàm lượng oxy hoà tan trở nên quá bão hoà. Khi ao tôm cá bị bọt khí thường thể hiện một số dấu hiệu như: tôm cá thường bơi nhanh và bất thường trên mặt ao với phần đầu ngực nhô cao trên mặt nước và đớp khí.

Bọt khí có thể tập trung ở trên mang, dưới lớp vỏ kitin của giáp xác, trên mang, vây, vảy của cá. Mang có thể có màu trắng nhợt nhạt do sự tập trung của một số lượng lớn các bọt khí. Tôm cá bị bệnh sẽ chết rất nhanh và hàng loạt kèm theo các chỉ số Oxygen và Nitrogen ở mức độ quá bão hoà.

Những nguyên nhân nào gây ra bọt khí trong ao nuôi

Bọt khí gây ra do hiện tượng quá bão hoà của một số loại khí trong môi trường ao nuôi. Bọt khí thường gặp nhất là do sự quá bão hoà của khí Nitrogen. Hàm lượng khí oxy quá bão hoà cũng có thể là tác nhân gây hiện tượng này.

Các bọt khí Nitrogen tồn tại trong mang đã ngăn chặn hoạt động hô hấp và tuần hoàn gây chết giáp xác nuôi tới 100% nếu không có biện pháp cứu chữa kịp thời.  Khi hàm lượng oxy hoà tan ở mức độ 14,4 mg/l đã gây bọt khí ở cá hương cỡ 0,8-1,0 cm.

Khi hàm lượng oxy quá bão hoà, áp suất riêng phần của oxy trong nước cao, một lượng oxy sẽ bị hoà tan vào huyết tương của máu tôm cua, gây tắc nghẽn các mạch máu, gây chết hàng loạt nếu không cấp cứu kịp thời; hoặc khi hàm lượng oxy trong nước ao ở mức độ bão hoà 150% có thể gây hiện tượng bọt khí ở nhiều loài cá.

Tác hại đối với thủy sản khi xuất hiện hiện tượng bọt khí trong ao nuôi

Khi bọt khí xuất hiện trong ao nuôi với số lượng nhiều sẽ: tạo điều kiện thuận lợi để lây truyền các bệnh trên tôm, thủy sản thiếu hàm lượng oxy để hô hấp.

Gây ra hiện tượng tôm, cá kém ăn, giảm ăn, bỏ ăn hàng loạt, tôm còi cọc, chậm lớn, dễ nhiễm bệnh, giảm năng suất. Trong điều kiện nước đục, tôm giảm ăn, hạn chế sự phát triển các loài tảo có lợi. Tôm, cá dễ phát sinh bệnh nhiễm khí độc gây chết cho tôm.

Biện pháp phòng và xử lý bọt khí trong ao nuôi thủy sản

Nếu trong ao xuất hiện nhiều bọt khí trên mặt nước do tảo chết thì cần vớt tảo, kết hợp sử dụng vi sinh xử lý đáy để phân hủy xác tảo làm sạch nước ao, duy trì và tăng cường quạt nước để cung cấp oxy đầy đủ cho tôm.

Để phòng hiện tượng này cần ngăn chặn hiện tượng quá bão hoà của các chất khí (Oxygen và Nitrogen) trong hệ thống nuôi, hệ thống nhốt giữ hay vận chuyển động vật thuỷ sản như: chống ô nhiễm hữu cơ, ngăn chặn hiện tượng nở hoa của tảo, thận trọng khi cung cấp oxy vào các bể nhốt giữ hay dụng cụ vận chuyển động vật thuỷ sản.

Cần kiểm tra độ kiềm, pH trong ao nuôi để điều chỉnh cho phù hợp, nếu pH thấp cần bón vôi mỗi lần 1 ít vào khu vực có nhiều chất thải tôm tích tụ, điều chỉnh pH trên 7,5 là điều kiện thuận lợi và hợp lý nhất.

Hy vọng với bài viết trên của BIO CHEM có thể giải đáp một số thắc mắc của bà con nuôi trồng thủy sản về hiện tượng bọt khí trong ao nuôi thủy sản thường gặp phải. Nếu cần bất cứ tư vấn nào thì hãy liên hệ ngay với đội ngũ nhân viên tận tâm, nhiệt tình giàu kinh nghiệm sẽ tư vấn những sản phẩm phù hợp nhất cho quý bà con nuôi trồng thủy sản tốt nhất.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU BIO CHEM

Địa chỉ         : H18, đường C4, P.Tân Thới Nhất, Q.12, TP.HCM.

Điện thoại    : 08 3939 4747 – 0946 876 019 – 0942 89 30 31

Email            : infobiochemical@gmail.com

Facebook      : https://www.facebook.com/hoachatbiochem/