Tin tức

Bệnh nấm thủy mi là gì? Điều trị nấm thủy mi thế nào?

Trước diễn biến phức tạp của thời tiết trong thời điểm giao mùa như đang nắng nóng chuyển sang mưa rào, nhiệt độ đang cao chuyển xuống thấp là điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh phát triển trên cá nuôi. Trong đó đặc biệt là bệnh nấm thủy mi đã gây thiệt hại không nhỏ cho nghề nuôi cá nước ngọt ở nước ta, bà con cần có các biện pháp phòng, trị bệnh kịp thời, hiệu quả.

Tác nhân gây bệnh nấm thủy mi

Bệnh do một số loài nấm thuộc các giống: Achlya, Saprolegnia, Leptolegnia… gây ra. Loại nấm này sinh sản rất nhanh vì nó sinh sôi nảy nở ở nhiều dạng: Sinh sản dinh dưỡng bào tử, sinh sản vô tính bằng túi bào tử kín, sinh sản hữu tính bằng tiếp hợp. Ngoài ra chúng còn di chuyển rất nhanh nên khả năng lây lan rất cao

Chúng có dạng hình sợi, thuộc nhóm nấm bậc thấp, cấu tạo sợi nấm đa bào nhưng không có các vách ngăn. Nấm sinh sản bằng nhiều hình thức khác nhau như Sinh sản dinh dưỡng bào tử, sinh sản vô tính bằng túi bào tử kín, sinh sản hữu tính bằng tiếp hợp. Bào tử nấm có tiên mao, có thể vận động trong nước nên khả năng lây lan bệnh rất cao.

Dấu hiệu bệnh lý

Nấm thủy mi còn có thể ký sinh làm ung trứng cá. Khi cá bị bệnh nhẹ rất khó phát hiện bằng mắt thường, khi phát hiện được bằng mắt thường thì bệnh đã nặng. Đầu tiên, trên da cá xuất hiện các vùng trắng xám, sau vài ngày tại đó mọc lên các sợi nấm mảnh và phát triển lên thành từng búi nấm trắng như bông, 1 đầu sợi nấm bám vào da của cá, đầu kia tự do ngoài môi trường nước. Nấm thủy mi có thể tiết ra chất làm tan rã protein của tế bào tổ chức cơ thể cá, kích thích tế bào tổ chức tiết ra dịch nhờn làm cản trở hô hấp và tuần hoàn. Cá bị bệnh nấm thủy mi có hiện tượng bơi lội hỗn loạn, không bình thường, do bị kích thích ngứa ngáy, thích cọ sát vào các vật thể trong nước, làm tróc vẩy trầy da tạo cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn và kí sinh trùng gây bệnh xâm nhập làm cá bị bệnh nặng hơn và tác hại sẽ nghiêm trọng thêm.

Trứng cá bị nhiễm nấm thường chết (ung), với nhân trứng chuyển sang màu trắng đục. Trong bể ấp, nấm thủy mi thường phát triển đầu tiên ở các trứng ung do không được thụ tinh, sau lây sang các trứng khỏe và làm trứng bị chết. Nếu không có tác động kịp thời có thể làm giảm đáng kể tỷ lệ cá bột, hoặc đôi khi phải xả bỏ hoàn toàn.

Phân bố và lan truyền bệnh

Bệnh nấm thủy mi xảy ra ở nhiều loài cá ngọt và trứng cá, bệnh có thể gặp ở khắp mọi nơi trên thế giới và trứng của chúng. Trong các loài cá nuôi phổ biến ở Việt Nam, như cá chép, cá mè, cá trắm cỏ, cá trê, cá trôi và một số đối tượng nuôi đặc sản khác như baba, ếch,… đều có thể bị nhiễm bệnh nấm thủy mi.

Nấm thủy mi còn ký sinh gây chết trứng của các loài cá nước ngọt, đặc biệt là trứng của cá chép chịu ảnh hưởng rất lớn của loại bệnh này. Trong thực tế, nếu không có biện pháp thích hợp để phòng bệnh, thì hiệu quả của các đợt sinh sản nhân tạo cá chép thường rất thấp do tác hại của nấm thủy mi. Bệnh hay phát triển ở các đàn cá bị thương tổn trên da do tác động đánh bắt, vận chuyển hay do ký sinh trùng ký sinh.

Bệnh nấm thủy mi thường phát triển vào mùa có nhiệt độ thấp, đây là nhiệt độ vào mùa đông xuân, mùa thu ở miền bắc và mùa mưa ở miền Nam. Bệnh phát triển thuận lợi trong các ao nuôi có mật độ cao, nước tù bẩn, hàm lượng chất hữu cơ cao và trong các bể ấp có nhiều trứng bị ung. Nấm thường phát triển đầu tiên ở các trứng bị ung, sau lây lan nhanh sang các trứng khỏe và gây chết hàng loạt.

Biện pháp phòng bệnh nấm thủy mi

Quý bà con cần có những biện pháp thích hợp để phòng tránh bệnh nấm thủy mi trên thủy sản.

+ Áp dụng các phương pháp nuôi phù hợp, không nuôi cá quá dày nếu môi trường nước ở đó không tốt.

+ Dọn sạch ao sau các vụ nuôi như: vét bùn, tạt vôi với 7 – 10 kg/ 100 m2.

+ Trước khi thả cá giống cần tắm qua nước muối với liều lượng 2 – 4g muối/lít nước.

+ Thức ăn của cá phải đảm bảo chất dinh dưỡng đầy đủ. Ngoài ra còn phải tuân thủ 4 định bao gồm: Định lượng, định chất, định thời gian, định địa điểm.

+ Nên treo túi vôi ngay chỗ cho cá ăn với liều lượng 2 – 4 kg/túi.

+ Để ý kỹ màu nước ao nuôi và khả năng phản xạ của cá. Bạn nên thay nước trong ao thường xuyên cho cá.

+ Bổ sung thêm vitamin C bằng cách trộn vào thức ăn cho cá nhằm tăng sức đề kháng cho cá hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

VITAMIN C – ASCORBIC ACID – giải pháp tăng sức đề kháng cho thủy sản

Việc bổ sung các khoáng vi lượng hay nguyên tố vi lượng cho tôm cá không những giúp cho loài thủy sản nuôi khỏe mạnh mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường khả năng miễn dịch của loài nuôi.

Thành Phần :

– Vitamin C 99% (min)

Đặc Điểm :

– Dạng bột mịn màu trắng, tan hoàn toàn.

Công Dụng :

– Tăng sức đề kháng, giảm stress do sự thay đổi của môi trường, kích thích thèm ăn.

– Phòng ngừa hiện tượng cong thân, đục cơ, hỗ trợ lột xác, cứng vỏ.

– Chất đệm bổ sung trong sản xuất thức ăn, thuốc thú y thủy sản..

Cách Dùng :

– Trộn vào thức ăn cho ăn trực tiếp: 2 – 3 g/kg thức ăn

– Hoặc hòa vào nước tạt ao nuôi: 0,3 – 0,5 kg/ 1.000 m3

Sử dụng hóa chất xử lý nước diệt trừ vi khuẩn, nấm thủy mi gây hại cho cá

Sử dụng Đồng Sulphate và BKC 80% xử lý nước giúp diệt trừ bệnh nấm thủy mi trên cá

Thông số sản phẩm BKC 80% – Chất khử mùi hôi, diệt khuẩn và cải thiện môi trường nước

Thành Phần :

– Benzlakonium Chloride 80%

Đặc Điểm :

– Dung dịch hơi sệt, màu trắng trong hoặc hơi ngả vàng.

Công Dụng :

– BKC có tác dụng diệt khuẩn, diệt nấm giúp loại trừ các nguyên nhân gây bệnh cho tôm cá..

– BKC giúp khử mùi hôi, cải thiện môi trường nước và kích thích tôm lột xác..

– BKC có tính ổn định và an toàn cao, có tác dụng thẩm thấu tốt, tăng cường tính diệt khuẩn, mang lại hiệu quả nhanh chóng.

– Tiêu diệt nhanh các vi khuẩn, nấm và nguyên sinh động vật, gây đen mang, vàng mang, đóng rong, cháy đuôi, hoại tử, phát sáng.

– Giảm tảo trong ao, ổn định độ trong, giảm hiện tượng thiếu oxy trong ao nuôi vào buổi sáng sớm.

Liều Dùng :

– Phòng bệnh: 1 kg/ 2.000 – 3.000 m3 nước, định kỳ 7 – 10 ngày/ lần.

– Xử lý khi tôm cá bệnh: 1 kg/ 1.500 – 2.000 m3 nước.

– Giảm tảo: 1 kg/ 2.000 m3 nước.

Cách Dùng :

– Pha loãng BKC với nước rồi tạt đều khắp bề mặt ao, đồng thời mở máy quạt nước hoặc hệ thống sục khí đáy.

– Nên xử lý lúc trời nắng.

Quy Cách :

– 200kg/phuy.

Xuất Xứ :

– Trung Quốc, Anh, Mỹ.

Lưu ý khi sử dụng BKC trong nuôi trồng thủy sản

  • Có thể xử lý suốt quy trình nuôi
  • Nên sử dụng vào buổi trưa nắng (pH cao >7)
  • Sử dụng đúng liều lượng và đúng cách
  • Nên xử lý gần máy quạt nước
  • Không sử dụng lúc tôm yếu/sắp lột

Đồng Sulphate – biện pháp hiệu quả phòng trị bệnh nấm thủy mi

Đồng sulphate có công dụng: Diệt trừ tảo lam, tảo độc, rong đáy trong ao nuôi thủy sản. Giúp cải thiện chất lượng nước, kiểm soát màu nước, ổn định pH trong ao nuôi. Tiêu diệt các ký sinh trùng như trùng bánh xe, trùng quả dưa, trùng mỏ neo, bào tử trùng và các loại giun sán lá ký sinh trên da, mang, vây cá. Chúng phản ứng cực nhanh với các bệnh lở loét, phù đầu, tróc vảy, đỏ kỳ, đỏ mỏ,… Ngăn ngừa hiện tượng tôm bị đóng rong, đóng nhớt, ký sinh trùng bám trên thân và mang tôm.

Lưu ý :

– Pha loãng với nước rồi tạt đều.

– Sử dụng lúc trời nắng nóng và chạy máy quạt nước.

– Sử dụng hiệu quả nhất khi độ kiềm ao khoảng 100-120 mg/l.

Bio-Chem là đơn vị chuyên cung cấp các loại hóa chất xử lý nước ao nuôi, các loại hóa chất khử trùng, khử khuẩn, giúp mang lại môi trường ao nuôi sạch, đầy đủ dưỡng chất, ổn định và cân bằng giúp sinh vật, tôm cá phát triển ổn định, nhanh chóng.

Các loại hóa chất khử khuẩn ao nuôi của chúng tôi cung cấp đảm bảo chất lượng và giá cả tốt nhất, giúp khách hàng được sử dụng những sản phẩm chất lượng nhất. Hãy liên hệ để được tư vấn.

Mọi thông tin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH XNK BIO CHEM

Địa chỉ        : H18 ĐƯỜNG C4, P.TÂN THỚI NHẤT, QUẬN 12, TP.HCM

Điện thoại    : 08 3939 4747 – 0946 876 019 – 0942 89 30 31

Email         : infobiochemical@gmail.com

Website      : https://bio-chem.net/

Facebook   : https://www.facebook.com/hoachatbiochem/

 

One thought on “Bệnh nấm thủy mi là gì? Điều trị nấm thủy mi thế nào?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.