Tin tức

Áp dụng các chế phẩm sinh học trong xử lý môi trường thủy sản

chế phẩm sinh học

Việt Nam hiện nay là một trong những quốc gia có lượng xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới bên cạnh Hàn Quốc hay Nhật Bản, cùng với sự cải tiến đổi mới không ngừng của nền khoa học kĩ thuật áp dụng cho lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. Ngành nuôi trồng thủy sản hiện đang là ngành chiếm vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam đồng thời chế phẩm sinh học phục vụ cho ngành nuôi trồng thủy sản cũng quan trọng không kém.

Tiềm Năng Kinh Tế Của Ngành Nuôi Trồng Thủy Sản Hiện Nay

Nuôi trồng thủy sản đóng một vai trò lớn trong việc giúp hàng triệu người thoát khỏi đói nghèo ở nhiều quốc gia thu nhập thấp và trung bình, nhưng phải đối mặt với một loạt các thách thức bền vững, bao gồm suy thoái môi trường, lạm dụng thuốc kháng sinh, giải phóng các tác nhân gây bệnh và yêu cầu thức ăn cá đánh bắt tự nhiên và dầu cá để sản xuất thức ăn. Nhiều thành phần của ngành công nghiệp cũng tham gia vào bộ phận lao động nghèo và bất bình đẳng giới.

Những yếu tố chính tác động đến chất lượng, sản lượng trong nuôi trồng thủy sản

Trong nuôi trồng thủy sản để tạo ra một vụ mùa thắng lợi có rất nhiều yếu tố quyết định như: thức ăn, con giống, thuốc và chế phẩm sinh học xử lý môi trường, môi trường ao nuôi, tác nhân gây bệnh,… Đứng trước nguy cơ về mất an toàn thực phẩm xảy ra ngày càng nhiều đã đặt ra vấn đề quản lý các yếu tố đầu vào trong nuôi trồng thủy sản để tạo ra các sản phẩm thương phẩm đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm. Mỗi yếu tố có một vai trò riêng tuy nhiên đều quan hệ mật thiết và có tác động qua lại lẫn nhau.

1. Thức ăn:

Thức ăn chiếm 50–65% chi phí giá thành, nếu thức ăn có chất lượng cao cá tôm lớn nhanh, rút ngắn thời gian nuôi, giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất và sản lượng. Do đó phải lựa chọn thức ăn có trong danh mục được phép lưu hành tại Viêt Nam, có ghi đầy đủ thông tin sản phẩm và còn hạn sử dụng, có hàm lượng đạm tiêu hóa phù hợp. Lưu ý không bổ sung vào thức ăn những loại hóa chất, kháng sinh bị cấm, cho tôm cá ăn đúng phương pháp theo hướng dẫn của nhà sản xuất và của cán bộ chuyên môn. Phải bảo quản thức ăn ở nơi khô ráo, sạch sẽ tránh ẩm mốc, không để gần với hóa chất, xăng dầu sẽ làm giảm chất lượng thức ăn.

 2. Con giống:

Con giống quyết định 80% thành công của một vụ nuôi, nếu con giống tốt, sạch bệnh, cá, tôm lớn nhanh, ngoại hình đẹp thì sản lượng và chất lượng sản phẩm sẽ tăng, nếu con giống không tốt, mang mầm bệnh sẽ làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm. Do vậy khi lựa chọn mua giống cần lưu ý: mua tại những cơ sở uy tín, có địa chỉ rõ ràng, có xét nghiệm bệnh hoặc giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan chức năng. Lưu ý khi thả giống cần thả giống đúng phương pháp theo hướng dẫn của cán bộ chuyên môn.

3. Thuốc và chế phẩm xử lý môi trường:

Thuốc, hóa chất và các chế phẩm xử lý môi trường được sử dụng khi động vật thủy sản mắc bệnh hoặc môi trường nuôi xuống cấp. Tuy nhiên khi sử dụng thuốc và các hóa chất cần lưu ý: chỉ sử dụng thuốc khi biết rõ nguyên nhân gây bệnh và theo hướng dẫn của cán bộ chuyên môn, bởi nếu không dùng đúng thuốc sẽ không khỏi bệnh, gây tốn kém; tác nhân gây bệnh kháng thuốc lần sử dụng sau sẽ không hiệu quả; gây tồn dư trong sản phẩm làm giảm chất lượng sản phẩm đặc biệt là sản phẩm xuất khẩu và gây ô nhiễm môi trường. Do vậy khi sử dụng thuốc và hoá chất cần tuân thủ: chỉ dùng các loại thuốc và hóa chất có trong danh mục được phép lưu hành, có nguồn gốc rõ ràng, bảo quản riêng biệt và sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất và cán bộ chuyên môn.

4. Môi trường ao nuôi:

Là nguồn lây nhiễm bệnh chính và ảnh hưởng đến sức khỏe của động vật nuôi, do vậy quản lý tốt môi trường ao nuôi sẽ nâng cao sức khỏe của động vật nuôi, giúp động vật nuôi lớn nhanh, giảm chi phí sản xuất. Để quản lý tốt môi trường ao nuôi cần quản lý được các yếu tố thức ăn, con giống, thuốc, hóa chất và các chế phẩm sinh học xử lý nước.

5. Tác nhân gây bệnh:

Sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe động vật nuôi, có thể làm giảm năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm. Để quản lý được tác nhân gây bệnh cần phải quản lý tốt các yếu tố về thức ăn, con giống, môi trường ao nuôi vì đây là những nguồn lây nhiễm bệnh chính.

Các loại hóa chất, chế phẩm sinh học trong xử lý môi trường thủy sản có tại công ty Bio Chem

Công ty TNHH xuất nhập khẩu BIO CHEM nhập khẩu chế phẩm sinh học, dinh dưỡng bổ sung và hóa chất xử lý nước trong nuôi trồng thủy sản.

1.    TRILON B – EDTA 4Na EDTA 4 muối

chế phẩm sinh học

Thành Phần :

– Ethylendiamin Tetraacetic Acid (EDTA) 86% (min)

Đặc Điểm :

– Dạng bột màu trắng, hút ẩm, tan nhiều trong nước.

Công Dụng :

EDTA 4Na cô lập các ion kim loại, làm cho các ion này không tác dụng được với các hợp chất khác.
– Giảm độc tố, váng bọt trong nước sau khi sử dụng các loại thuốc, hóa chất.
– Khử phèn, kim loại nặng trong ao nuôi.
– Giảm độ cứng của nước ao, kiểm soát pH, tránh dao động

Quy Cách :

– 25kg/bao.

Xuất Xứ :

– BASF – Đức.

2.    ACCOFLOC A115

ché phẩm sinh học

Thành Phần :

– Polyacrylamide (Polymer Anion) 90% (min)

Đặc Điểm :

– Dạng hạt trắng trong, không mùi, có tính hút ẩm mạnh.

Công Dụng :

– Lắng tụ các chất hữu cơ, chất lơ lửng, phù sa trong nước ao nuôi tôm cá, giúp tăng hàm lượng oxy trong ao.
– Cải thiện chất lượng nước, làm trong sạch nước ao nuôi, không làm thay đổi pH có sẵn.
– Kích thích tảo phát triển, tạo màu nước đẹp.

Cách Dùng :

– Rải trực tiếp sản phẩm trên bề mặt ao, gần máy quạt nước.
– Liều lượng sử dụng: 1 kg/ 5.000 – 6.000 m3 nước.
– Nên sử dụng sản phẩm lúc trưa nắng.
– Hạn chế sử dụng cho tôm cá nhỏ dưới 1 tháng tuổi.

Quy Cách :

–  10 kg/bao

Xuất Xứ :

–  Nhật.

3.    Potassium peroxymonosulfate

chế phẩm sinh học

Thành phần:

– Potassium peroxymonosulfate (KHSO4.K2SO4.2KHSO5) 86% (min)

Công dụng:

– Potassium peroxymonosulfate có tác dụng sát trùng nguồn nước nuôi, tiêu diệt vi khuẩn, virus gây bệnh, hạn chế tối đa mầm bệnh.

– Không diệt hệ tảo và động vật phù du làm thức ăn tự nhiên cho tôm cá khi dùng đúng liều hướng dẫn.

– Không gây tồn lưu trong nước, không ảnh hưởng đến sức khoẻ tôm khi thả.

– Làm giảm H2S và tăng lượng oxy hòa tan trong nước ao nuôi nên phù hợp xử lý ao nuôi có mùi hôi thối, hàm lượng oxy thấp.

Cách sử dụng:

– Hòa tan thuốc với nước tạt đều khắp ao, mở quạt nước cho thuốc phân tán đều.

– Trước khi thả tôm cá: 1 kg/ 2.000 m3 nước, 2 – 3 ngày trước khi thả.

– Trong khi nuôi:

+ Định kỳ: 1 kg/ 3.000 – 5.000 m3 nước, định kỳ 10 – 15 ngày/ lần.

+ Khi tôm cá bệnh hay khi ao nuôi nhiễm khuẩn cao: 1 kg/ 2.500 – 3.000 m3 nước, 2 –3 ngày/ lần trong thời gian điều trị.

Lưu ý:

– Tùy theo tình trạng thực tế, chủ động tăng giảm liều phù hợp.

– Chỉ nên sử dụng Potassium peroxymonosulfate cho tôm cá trên 4 tuần tuổi.

– Sử dụng lúc trời mát.

– Không dùng dụng cụ kim loại để chứa đựng khi pha thuốc.

– Potassium peroxymonosulfate tác động tốt trong môi trường có pH thấp, do đó không dùng cho ao vừa xử lý vôi ngày trước đó.

– Tác động mạnh trong môi trường nước mặn nên phù hợp sát trùng ao tôm, cá nuôi nước lợ. Khi dùng sát trùng ao nuôi nước ngọt nên kết hợp với muối (dùng riêng, nếu pha trộn chung sẽ giải phóng khí Cl ra môi trường gây độc cho người sử dụng).

Quy Cách :

– 25kg/bao.

Xuất Xứ :

– Trung Quốc.

Công ty TNHH xuất nhập khẩu BIO-CHEM nơi cung cấp các hóa chất, chế phẩm sinh học chất lượng, giá cả hợp lý

Công ty TNHH xuất nhập khẩu BIO CHEM

Chúng tôi chuyên cung cấp các hóa chất, chế phẩm sinh học, dinh dưỡng bổ sung phục vụ nuôi trồng thủy sản với sự uy tín, chất lượng và giá thành cạnh tranh. Cùng với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, tận tâm, tư vấn nhiệt -tình. Công ty TNHH xuất nhập khẩu Bio-Chem tự tin đem đến cho quý khách sản phẩm nhập khẩu chất lượng tuyệt vời.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU BIO CHEM

Địa chỉ         : H18, đường C4, P.Tân Thới Nhất, Q.12, TP.HCM.

Điện thoại    : 08 3939 4747 – 0946 876 019 – 0942 89 30 31

Email            : infobiochemical@gmail.com

Facebook      : https://www.facebook.com/hoachatbiochem/