Tin tức

Môi trường nuôi ảnh hưởng ra sao đến nuôi thuỷ sản trong mùa hè

Cân bằng pH trong môi trường nuôi của người dân nuôi trồng rất quan trọng, đặc biệt là vào mùa hè.

Mùa hè thường là lúc thời tiết nắng nóng, oi bức không chỉ ảnh hưởng đến cây trồng mà các loài vật nuôi thủy sản cũng khốn đốn không kém. Vì là loài động vật bậc thấp, biến nhiệt, lại có sức đề kháng kém nên tôm rất nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường.

Nhiệt độ tăng cao và kéo dài làm cho nước ở sông hồ, cửa biển và trong ao nuôi bị cạn kiệt. Các chỉ số của môi trường ao nuôi tăng cao, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con tôm. Có thể dẫn đến thiệt hại kinh tế nếu không có những biện pháp chăm sóc kịp thời và hiệu quả. Do đó, người dân nuôi tôm cần tăng cường quản lý chặt chẽ các yếu tố môi trường ao nuôi, cân bằng pH để có vụ nuôi tôm đạt hiệu quả trong những điều kiện thời tiết này.

1. Chống ô nhiễm hữu cơ xảy ra trong ao nuôi

– Xác định chính xác khẩu phần thức ăn và cho ăn nhiều bữa trong ngày là biện pháp cần thiết để giảm chất thải hữu cơ trong ao nuôi thông qua giảm lượng thức ăn dư thừa và thức ăn bị phân giải ngoài môi trường nước ao.

– Thường xuyên dùng chế phẩm vi sinh có thể ổn định tảo và giảm chất hữu cơ trong ao nuôi một cách từ từ nhưng lại rất có hiệu quả. Mặt khác, cần hạn chế dùng kháng sinh và hóa dược, bởi nếu dùng thường xuyên, thuốc có thể tiêu diệt hệ vi sinh vật có lợi ở đáy ao, giảm quá trình chuyển hóa lượng chất hữu cơ lơ lửng và lắng tụ ở đáy ao.

– Chống xói lở bờ ao và chống nước mưa có thể kéo theo các chất thải hữu cơ vào trong ao cũng là biện pháp cần thiết. Việc dùng bạt che phủ bờ ao nuôi tôm cũng nhằm đạt được mục đích này.

Nguồn nước lấy vào ao phải qua lắng lọc, đặc biệt cần thiết khi nuôi ở các vùng cửa sông, nơi có hàm lượng lớn phù sa trong nước.

– Áp dụng các mô hình nuôi ghép, nuôi luân canh và nuôi tổng hợp có thể giúp người nuôi quản lý môi trường thích hợp và bền vững.

2. Quản lý độ trong của nước

Độ trong của nước ao nuôi tôm sú tốt nhất là 30 – 40cm. Để có độ trong thích hợp và ổn định, người nuôi cần:

Dùng phân hữu cơ, vô cơ, vi sinh để gây màu nước trước khi thả nuôi. Định kỳ dùng vôi CaCO3 hay CaMg(CO3)2 để ổn định pH và độ cứng trong ao nuôi thủy sản nước mặn.

Dùng chế phẩm vi sinh (EM) cung cấp thường xuyên và đầy đủ muối dinh dưỡng và CO2 cho tảo phát triển ổn định. Khi độ trong quá thấp, cần thay một phần nước hoặc tắt máy sục khí cho tảo dồn vào góc ao theo chiều gió, dùng formol nồng độ 4-10 ppm diệt bớt tảo, sau đó vận hành máy quạt nước trở lại.

3. Quản lý độ mặn

– Trong ao nuôi, sau các cơn mưa lớn kéo dài, độ mặn có sự phân tầng, do vậy cần thiết phải thay nước tầng mặt và lấy nước tầng đáy để ổn định độ mặn, tránh gây sốc cho thủy sản nuôi.

– Sử dụng nguồn nước ngọt tại chỗ để giảm độ mặn trong các ao nuôi thủy sản vào mùa khô, mùa có độ mặn cao, nhiều khi lên đến 50‰.

4. Quản lý cân bằng pH

Độ pH nước tăng cao hay xuống thấp không những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của thuỷ sản nuôi mà còn gây chết khu hệ thủy sinh trong ao, gây tàn tảo và tác động xấu tới môi trường, sức khỏe thủy sản. pH nước ao còn ảnh hưởng đến tính độc của các loại khí NH3 và H2S tới đời sống của thủy sản nuôi.

Trong các ao nuôi tôm, khi pH cao vượt giới hạn cho phép, có thể dùng đường cát (Sucrose) rắc xuống ao cũng có thể làm cân bằng pH do hoạt động lên men đường của các vi sinh vật. Khi khẩn cấp, có thể dùng một số loại axit hữu cơ phun xuống ao để giảm pH khi cần thiết.

5. Quản lý lượng khí Ammoniac (NH3)

Sự tồn tại của khí NH3 trong hệ thống nuôi trồng thủy sản hoàn toàn bất lợi cho đời sống của vật nuôi. Có thể ức chế quá trình đào thải NH3 và ứ đọng NH3 trong cơ thể dẫn đến đầu độc sinh vật nuôi. Trường hợp nặng có thể gây chết, nhẹ có thể gây sốc, làm tăng lượng NH3 trong máu, ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan tuần hoàn, hô hấp, gan tụy và thần kinh. Để quản lý hàm lượng NH3 trong ao, tránh những ảnh hưởng bất lợi tới sức khỏe của thủy sản nuôi, cần thực hiện một số biện pháp sau:

– Định kỳ dùng chế phẩm vi sinh trong các ao nuôi thâm canh, chu kỳ nuôi dài để giảm hàm lượng nitơ dư thừa trong nước ao.

– Ổn định pH nước ao trong giới hạn 7,5 – 8,5 (nước mặn) để kìm hãm sự chuyển đổi giữa các dạng khác nhau của nitơ.

– Có thể định kỳ dùng một số thuốc sát trùng có tính ôxy hóa cao để khử một lượng khí độc sản sinh ra trong ao nuôi (Iodine, BKC, H2O2 …) Khi cần thiết và điều kiện cho phép, cần thay nhanh nước ao bằng nguồn nước mới để giảm khẩn cấp hàm lượng NH3 trong ao nuôi.

6. Quản lý khí Sulfua hydro (H2S)

Để tránh hiện tượng tôm cá bị sốc hay chết do H2S, trong nuôi trồng thủy sản có một số biện pháp sau:

– Tăng cường hoạt động đảo nước, sục khí để H2S có thể thoát ra

ngoài.

– Khi nuôi tôm cá tại những rừng ngập mặn, cần vét hết chất thải, bùn sau mỗi chu kỳ nuôi, đầm nén kỹ đáy ao.

– Khi có dấu hiệu tôm cá bị ngộ độc do H2S, có thể thay nước khẩn cấp để cứu đàn vật nuôi, sau đó tìm cách khử nguồn gốc sinh ra loại khí độc này.

Sản phẩm vi sinh – xử lý môi trường nước ao nuôi TẠI BIO-CHEM

PRO – B TABLETS

Thành phần:

Bacillus subtilis  ≥ 2 x 109 cfu/g

Bacillus licheniformis  ≥ 2 x 109 cfu/g

Đặc điểm: Dạng viên nén 10g

Công dụng:

– Ổn định chất lượng nước và cân bằng pH. Duy trì màu nước, tảo ổn định.

– Làm giảm lượng chất thải hữu cơ như phân tôm, xác tảo tàn, vỏ tôm lột xác, làm sạch đáy ao.

– Kích thích sự phát triển của phiêu sinh vật trong ao tạo nguồn thức ăn cho tôm.

– Loại bỏ khí độc trong ao, đáy ao như H2S, NH3, NO2.

Cách dùng:

– Tạt trực tiếp xuống ao, thời điểm 9-10h sáng.

– Xử lý định kỳ: 300 – 500 g/ 10.000 – 12.000 m3 nước, định kỳ 7-10 ngày/ lần trong suốt quá trình nuôi.

– Trường hợp ao bị ô nhiễm nặng: 300 – 500 g/ 5.000 – 7.000 m3 nước.

– Nên chạy quạt nước liên tục 8 giờ sau khi sử dụng để tăng hiệu quả.

– Dùng cắt tảo: đánh vào buổi chiều tối.

Xuất xứ: Aquaintech, Inc. – Mỹ

Quy cách: 10 kg/xô

PRO – B POWDER

Thành phần:

Bacillus subtilis ≥ 1 x 109 cfu/g

Bacillus licheniformis ≥ 1 x 109 cfu/g

Bacillus polymyxa ≥ 1 x 109 cfu/g

Bacillus megaterium ≥ 1 x 109 cfu/g

Đặc điểm: Dạng bột

Công dụng:

  • Cung cấp vi sinh vật và enzyme có lợi giúp phân hủy mùn bã hữu cơ như phân tôm, xác tảo tàn, vỏ tôm lột xác,…
  • Ổn định chất lựơng nước và cân bằng pH.
  • Loại bỏ khí độc trong ao, đáy ao như H2S, NH3,…, giảm lượng bùn đáy ao, xử lý đáy ao hiệu quả, tăng hàm lượng oxy hòa tan, ngăn chặn hiện tượng tôm cá nổi đầu.
  • Kích thích sự phát triển của phiêu sinh vật tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm, cá, duy trì màu nước, ổn định tảo.

Cách dùng:

  • Hòa vi sinh với nước ao rồi tạt đều, thời điểm 9-10h sáng.
  • Xử lý định kỳ: 300 – 500 g/ 10.000 – 12.000 m3 nước, định kỳ 7-10 ngày/ lần trong suốt quá trình nuôi.
  • Trường hợp ao bị ô nhiễm nặng: 300 – 500 g/ 5.000 – 7.000 m3 nước.
  • Nên chạy quạt nước liên tục 8 giờ sau khi sử dụng để tăng hiệu quả.
  • Dùng cắt tảo: đánh vào buổi chiều tối.

Xuất xứ: Aquaintech, Inc. – Mỹ

Quy cách: 11,35 kg/xô

BIO CHEM – Trao niềm tin, trao chất lượng tới quý khách hàng

BIO CHEM đã ra đời và đồng hành hơn 10 năm cùng người dân nuôi trồng thủy sản, là một trong những đơn vị hàng đầu chuyên nhập khẩu các sản phẩm chuyên dùng cho lĩnh vực nuôi trồng thủy sản – chăn nuôi như các chế phẩm sinh học, yucca, hóa chất xử lý, dinh dưỡng bổ sung,… giúp tăng năng suất và chất lượng nuôi trồng thuỷ sản – chăn nuôi. Các sản phẩm tại BIO CHEM đều là các sản phẩm tốt nhất, chất lượng nhất được nhập khẩu từ các quốc gia tiên tiến nhất trên thế giới để quý khách hàng khi dùng các sản phẩm của BIO-CHEM luôn đạt được hiệu quả tốt nhất.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây của Bio-chem sẽ hỗ trợ tốt nhất cho Quý bà con, khi cần hỗ trợ tư vấn mua hàng vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để được hỗ trợ tốt nhất.

CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU BIO CHEM

Địa chỉ         : H18, đường C4, P.Tân Thới Nhất, Q.12, TP.HCM.

Điện thoại    : 08 3939 4747 – 0946 876 019 – 0942 89 30 31

Email            : infobiochemical@gmail.com

Facebook      : https://www.facebook.com/hoachatbiochem/