news

Hướng dẫn phòng ngừa bệnh đốm trắng trên tôm

Bệnh đốm trắng trên tôm là một bệnh vô cùng nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng nuôi, làm tôm yếu, tấp bờ, chết rải rác. Bệnh đốm trắng trên tôm nuôi cho đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị, vì thế chỉ có thể phòng ngừa và hạn chế tối đa thiệt hại do dịch bệnh gây ra. Bài viết dưới đây sẽ cùng Qúy bà con tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý bệnh đốm trắng trên tôm.

Biểu hiện bệnh đốm trắng trên tôm

Bệnh đốm trắng làm tôm có biểu hiện hoạt động kém, Ăn nhiều đột ngột sau đó bỏ ăn. Bơi lờ đờ ở mặt nước hay dạt vào bờ. Bên trong vỏ tôm, đặc biệt ở phần giáp đầu ngực có nhiều đốm tròn màu trắng, đường kính 0,5 – 2,0 mm. Có thể thấy các đốm này ở đốt bụng thứ 5 và 6 hoặc khi đã bệnh nặng trên toàn thân tôm. Trong một số trường hợp, tôm có thể bị đỏ thân. Đôi khi tôm cũng có dấu hiệu đỏ thân. Khi các đốm trắng xuất hiện, sau 3 – 10 ngày tôm chết hàng loạt rất nhanh và với tỉ lệ cao.

Bệnh do vi khuẩn gây khi mới nhiễm khuẩn tôm vẫn ăn mồi, lột xác và chưa thấy các đốm trắng trên tôm. Tuy nhiên, quá trình lột xác bị chậm lại, tôm chậm lớn. Khi bệnh nặng, tôm không chết hàng loạt mà sẽ chết rải rác, hầu hết tôm bị đóng rong, mang bị bẩn. Lúc này quan sát tôm mới thấy các đốm trắng mờ đục hình tròn nhỏ trên vỏ khắp cơ thể.

Bệnh đốm trắng trên tôm

Những nguyên nhân gây ra bệnh đốm trắng trên tôm

Có 3 nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bênh đốm trắng trên tôm

Do vi khuẩn

Hội chứng đốm trắng do vi khuẩn gây ra có thể do vi khuẩn thuộc họ Bacillacae. Khi bị bệnh, tôm lột vỏ bị chậm lại, chậm lớn và chết rải rác; hầu hết tôm bị đóng rong, đen mang. Tôm bệnh có các đốm trắng mờ đục hình tròn trên khắp vỏ cơ thể (Các đốm trắng này có thể mất khi tôm lột vỏ). Các đốm trắng thường chỉ ở phía ngoài lớp biểu bì và tổ chức liên kết, ít nguy hiểm với tổ chức phía trong.

Do virus

Virus gây hội chứng bệnh đốm trắng là do một loại virus có tên Baculovirus Mầm bệnh có trong tôm hoặc xâm nhập từ bên ngoài thông qua nguồn nước. Khi lượng chất thải nuôi tôm nhiều, môi trường nuôi bị ô nhiễm hay thời tiết thay đổi, tôm bị yếu sẽ tạo điều kiện cho các loại virus bùng phát gây dịch bệnh cho tôm. Bệnh thường phát triển khi giao mùa. Triệu chứng thường gặp nhất là tôm ăn nhiều đột ngột, sau giảm dần. Trên tôm xuất hiện nhiều đốm trắng đồng đều kích thước 0,5 – 2,0 mm bên trong vỏ, nhất là ở phần giáp đầu ngực hoặc ở cuối đốt trước và lan toàn thân. Thân tôm đôi khi chuyển màu đỏ, cơ thịt hơi đục.

Do môi trường

Có thể do khâu cải tạo ao dùng lượng vôi lớn làm pH trong nước cao. Biểu hiện là tôm có đốm trắng ở vỏ đầu ngực hoặc phần vỏ ở sống lưng nhưng vẫn khỏe, không có tôm tấp bờ, tôm vẫn hoạt động và ăn bình thường; Song chu kỳ lột xác dài hơn bình thường và tôm sinh trưởng chậm hơn đàn tôm khác cùng đợt.

Bệnh đốm trắng trên tôm nuôi

Biện pháp phòng ngừa bệnh đốm trắng trên tôm

Hiện nay vẫn chưa có phương pháp chữa trị hiệu quả, vì vậy, người nuôi cần phải tăng cường các biện pháp phòng bệnh:

Tránh thả tôm vào vụ mùa lạnh hoặc giai đoạn nhiệt độ biến động bất thường. Quá trình cải tạo ao cần vét hết bùn đen từ vụ trước, diệt hết các loài giáp xác (cua, còng, tôm dại) có khả năng mang mầm bệnh. Thiết lập hàng rào ngăn cáy, còng quanh ao và lưới đuổi chim phủ toàn ao.

Hạn chế cấp nước trực tiếp vào ao nuôi, nên cấp qua ao lắng đã xử lý và nâng mực nước trong ao nuôi đạt 1,0 – 1,2 m. Thả tôm giống sạch bệnh (được kiểm dịch của địa phương).

Nhằm tránh lây lan mầm bệnh giữa các ao, tốt nhất không nên sử dụng chung các dụng cụ (lưới, vợt, thuyền…). Kiểm tra thường xuyên màu sắc, khả năng bắt mồi, tình trạng sức khỏe của tôm để kịp thời phát hiện và xử lý. Khi các ao khác trong trại hoặc xung quanh xảy ra đốm trắng, người nuôi cần chủ động ngưng bón vi sinh để chuyển sang dùng chất sát trùng để loại bỏ mầm bệnh trong nước. Trộn Vitamin C vào thức ăn để tăng sức đề kháng cho tôm và cải thiện môi trường (giảm khí độc, ổn định độ kiềm) trong suốt thời gian này.

Chuẩn bị ao nuôi tốt trước khi thả giống

Cách chuẩn bị ao nuôi trước khi thả giống như sau:

+ Diệt tất cả các vật chủ trung gian truyền bệnh bằng vôi hoặc hóa chất, lấp hết các hang ở bờ ao để cua còng không có nơi trú ẩn. Rào lưới để ngăn chim, ngăn giáp xác từ các ao khác vào ao nuôi.

+ Vét sạch bùn đáy ao, sau đó tiến hành rải vôi và phơi ao từ 5-7 ngày.

+ Cấp nước vào ao nuôi qua màn lọc để ngăn trứng hoặc ấu trùng các loài giáp xác, cá tạp nhiễm bệnh vào ao nuôi.

+ Tiến hành diệt khuẩn ao nuôi để loại bỏ hoàn toàn các mầm bệnh, sau đó cấy men vi sinh để gây màu nước trước khi thả giống.

– Chọn con giống chất lượng, không mang mầm bệnh đốm trắng là cực kỳ quan trọng. Vì thế cần chọn những nhà cung cấp giống có uy tín và kinh nghiệm. Nếu cần thiết việc xét nghiệm PCR để xác định tôm giống sạch bệnh cũng nên được tiến hành.

– Một yếu tố quan trọng gây ra dịch đốm trắng đó chính là nhiệt độ môi trường, khi nhiệt độ môi trường biến động trong ngày thường là điều kiện thuận lợi để dịch bệnh bùng phát. Theo một số nghiên cứu ảnh hưởng của bệnh đốm trắng trên tôm thẻ chân trắng cho thấy khi duy trì nhiệt độ ổn định ở mức 31-33 độ sẽ giảm tối đa dịch bệnh bùng phát. Tuy nhiên việc duy trì nhiệt độ trong các ao nuôi hiện nay là rất khó, một số trang trại nuôi thâm chí che bạc vào mùa đông để duy trì nhiệt độ trong ao nuôi nhằm ngăn chặn dịch bệnh bùng phát.

Các sản phẩm hỗ trợ trong phòng và trị bệnh phân trắng.

Trong nghề nuôi tôm thì bệnh dịch luôn là rủi ro và gây thiệt hại lớn cho người nuôi tôm. Trong đó bệnh đốm trắng là một trong những bệnh hay gặp và có tỷ lệ chết cao, thời gian chết nhanh. Tuy nhiên để giảm bớt những thiệt hại do bệnh gây ra thì cần phải có một chiến lược phòng ngừa và chữa trị khoa học dựa trên những tiến bộ khoa học. Qúy bà con có thể sử dụng các hóa chất xử lý nước có thể giải quyết bênh đốm trắng trên tôm.

Đồng Sulphate

Đồng sulphate có công dụng: Diệt trừ tảo lam, tảo độc, rong đáy trong ao nuôi thủy sản. Giúp cải thiện chất lượng nước, kiểm soát màu nước, ổn định pH trong ao nuôi. Tiêu diệt các ký sinh trùng như trùng bánh xe, trùng quả dưa, trùng mỏ neo, bào tử trùng và các loại giun sán lá ký sinh trên da, mang, vây cá. Chúng phản ứng cực nhanh với các bệnh lở loét, phù đầu, tróc vảy, đỏ kỳ, đỏ mỏ,… Ngăn ngừa hiện tượng tôm bị đóng rong, đóng nhớt, ký sinh trùng bám trên thân và mang tôm.

Lưu ý :

– Pha loãng với nước rồi tạt đều.

– Sử dụng lúc trời nắng nóng và chạy máy quạt nước.

– Sử dụng hiệu quả nhất khi độ kiềm ao khoảng 100-120 mg/l.

Bronopol 99%

Bronopol 99% có tác dụng phòng và trị ngoại ký sinh, vi nấm gây bệnh trên tôm, cá. Bronopol là một chất đặc trị vi nấm nhiễm trên động vật thủy sản, được dùng phổ biến trong trại sản xuất cá giống, ương cũng như nuôi thương phẩm, được xem là chất thay thế cho malachite green. Bronopol đặc trị bệnh ghẻ, nấm nhớt, đen mình trên cá rô, cá lóc; hiện tượng thối đuôi trên cá tra do nấm gây ra; đóng rong, đóng nhớt, đen mang trên tôm.

Cách dùng :

– Phòng bệnh: 1kg/12.000 – 15.000 m3 nước.

– Trị bệnh: 1kg/8.000 – 10.000 m3 nước.

Ucarcide – Glutaraldehyde 50%

Glutaraldehyde 50% là dung dịch sát trùng, có tác dụng nhanh và phổ rộng, tác dụng mạnh trên vi khuẩn cả gram âm và gram dương, virus, tảo, nấm và cả bào tử vi khuẩn. Giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị hiệu quả ngoại ký sinh trùng, các bệnh về gan, xuất huyết, tuột nhớt, phù đầu, thối mang, đốm đỏ, đen mình, lang ben, các bệnh về đường ruột.

Cách dùng :

– Xử lý định kỳ: 1kg/5.000 – 7.000 m3 nước, định kỳ 7-10 ngày/lần..

– Diệt khuẩn nhanh, hỗ trợ điều trị bệnh: 1kg/3.000 – 4.000 m3 nước.

– Sử dụng khi trời mát, chiều tối (khi nhiệt độ thấp), khi sử dụng cần chạy quạt nước.

– Tác động kém trong môi trường kiềm nên cần tăng liều khi ao xử lý vôi vào ngày trước đó; khi pH > 9, sử dụng không còn hiệu quả.

AQUA-PRO – Men tiêu hóa đậm đặc

Thành phần:

  • Acid Lactic (min) 1,5%
  • Bacillus Subtilis (min) 1×1011 CFU/kg
  • Bacillus Licheniformis (min) 1×1011 CFU/kg

Công dụng:

  • Cung cấp vi sinh vật có lợi cho đường ruột tôm cá, giúp ổn định đường ruột, tiêu hóa tốt thức ăn, tăng khả năng miễn dịch, tăng cường sức đề kháng.
  • Khống chế các vi khuẩn có hại phát triển trong đường ruột, ngăn ngừa các bệnh về đường ruột, hỗ trợ điều trị phân trắng, bệnh đường tiêu hóa.
  • Kích thích tôm cá bắt mồi, hấp thụ hiệu quả dưỡng chất, tăng trưởng nhanh, FCR thấp.
  • Tác dụng của acid hữu cơ (acid lactic) làm tăng hiệu quả của sản phẩm, tác động tích cực đến chức năng làm việc của dạ dày, đường ruột, đẩy mạnh quá trình tiêu hóa, hấp thụ thức ăn, ức chế vi khuẩn có hại trong đường ruột.

Cách dùng:

  • Trộn 1-2 g/ 1 kg thức ăn.
  • Tùy vào tình trạng của tôm cá, có thể tăng lượng sử dụng 3-5 g/ 1 kg thức ăn.

Xuất xứ: Zeus Biotech Limited – Ấn Độ

Quy cách: 10 kg/thùng

 ROSSZYME PLUS – Hỗn hợp enzyme và probiotics mạnh mẽ

         Enzyme:

Cellulase                        125.000 CMCU

Pectinase                       1.000U

Glucanase                      3.000U

Mannanase                    10.000U

Xylanese                        75.000U

Protease                         80.000U

Amylase                         10.000U

Lipase                           3.000U

Phytase                          2.200FTU

     Các chủng men vi sinh (CFU/g):

Bacillus subtilis                        3 X 109

Lactobacillus acidophilus           5 X 109

Saccharomyces cerevisiae         3 X 108

Saccharomyces baulardii          5 X 107

CÔNG DỤNG CỦA ROSSZYME PLUS

  • Giảm thời gian hấp thụ thức ăn trong đường ruột
  • Duy trì hiệu quả của ruột và cân bằng nội môi đường ruột
  • Tối ưu hóa hoạt động của các enzyme tiêu hóa
  • Nâng cao sự trao đổi chất dinh dưỡng toàn diện
  • Giảm sự sản sinh mầm bệnh trong ruột
  • Cung cấp enzyme và vi sinh vật có lợi cho đường ruột tôm cá, giúp ổn định đường ruột. tiêu hóa tốt thức ăn, tăng khả năng miễn dịch, tăng cường sức đề kháng……
  • Kích thích tôm cá bắt mồi, hấp thụ hiệu quả dưỡng chất, tăng trưởng nhanh, cải thiện hệ số chuyển đổi thức ăn ( FCR)
  • Tăng cường tiêu hóa chất xơ 75%, carbohydrate, chất béo và protein, bổ sung phốt pho, canxi, ion dương hóa trị hai và các axit amin
  • Phân giải polysaccharide phi tinh bột (NSP) thành các loại đường hòa tan
  • Tối ưu hóa hoạt động của các enzyme tiêu hóa, trao đổi chất, cân bằng nội môi đường ruột, giải phóng thêm năng lượng, tối ưu hóa chi phí thức ăn

Xuất xứ : Ấn Độ.

Cách dùng: 10 g/kg thức ăn hoặc ít hơn tùy vào tình trạng của tôm, cá.

Bio Chem – nơi cung cấp chế phẩm sinh học, yucca, hóa chất xử lý, dinh dưỡng bổ sung uy tín trong nuôi trồng thủy sản

Công ty TNHH XNK BIO CHEM là công ty chuyên cung cấp các chế phẩm sinh học, dinh dưỡng bổ sung, hóa chất xử lý nước chất lượng trong hoạt động nuôi trồng thủy sản. Với phương châm “CHẤT LƯỢNG TẠO NIỀM TIN” cùng với đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm, nhiệt tình đảm bảo mang đến cho Qúy bà con những sản phẩm chất lượng cùng những chia sẻ tốt nhất giúp ích trong hoạt động nuôi trồng thủy sản nhằm đem đến hiệu quả.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU BIO CHEM

Địa chỉ         : H18, đường C4, P.Tân Thới Nhất, Q.12, TP.HCM.

Điện thoại    : 08 3939 4747 – 0946 876 019 – 0942 89 30 31

Email            : infobiochemical@gmail.com

Facebook      : https://www.facebook.com/hoachatbiochem/

 

Related Posts