news

Ứng dụng công nghệ men vi sinh trong nuôi tôm

Ngành nuôi trông thủy sản đã và đang là ngành phát triển kinh tế Việt Nam. Việc sử dụng chế phẩm sinh học, dinh dưỡng bổ sung, men vi sinh trong nuôi thủy sản là hướng đi đúng đắn nhằm bảo vệ môi trường và đảm bảo hiệu quả sản xuất. Từ đó, góp phần đưa nghề nuôi thủy sản phát triển bền vững.

Các chủng men vi sinh phổ biến hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Các chủng men vi sinh vật được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản hiện nay được chia làm 3 nhóm:

Nhóm 1: gồm những vi sinh vật sống như vi khuẩn thuộc nhóm Bacillus, Lactobacillus, Saccharomyces…. thường được dùng trộn vào thức ăn.

Nhóm 2: gồm các vi sinh vật có tính đối kháng hoặc cạnh tranh thức ăn với vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn Bacillus licheniformis, Bacillus sp,…được dùng cải thiện nền đáy ao nuôi.

Nhóm 3: gồm các vi sinh vật cải thiện chất lượng môi trường như vi khuẩn Nitrosomonas, Nitrobacter,…

Vai trò của chế phẩm sinh học trong nuôi tôm

Những vai trò chính của các chế phẩm sinh học trong quá trình nuôi tôm

1. Phòng ngừa dịch bệnh

Khi vi khuẩn có lợi phát triển với số lượng lớn trong đường ruột sẽ giúp tôm tiêu hóa thức ăn hiệu quả hơn, lấn át hoặc tiêu diệt vi khuẩn có hại cho đường ruột gây bệnh phân trắng, sưng ruột, ruột vàng… Hay khi vi khuẩn có lợi phát triển nhiều trong nước ao sẽ hạn chế các bệnh phát sáng, đóng rong nhớt… Quá trình xử lý sinh học, vi khuẩn có ích sẽ phân hủy chất hữu cơ, vô cơ có hại trong nước ao, như nitrite, nitrate… làm cho chất lượng nước tốt hơn và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh cho tôm.

Chế phẩm sinh học có tác dụng ngăn ngừa nguồn gây bệnh hơn là trị bệnh. Tuy nhiên, sử dụng Chế phẩm sinh học sẽ hạn chế được việc sử dụng kháng sinh, hóa chất độc, tạo ra sản phẩm an toàn, có tính bền vững cao.

ứng dụng công nghệ men vi sinh trong nuôi trồng

2. Kích thích tôm phát triển

Thức ăn chiếm 50 – 60% chi phí nuôi tôm. Để tăng hiệu quả sử dụng thức ăn, nhiều dòng vi khuẩn có ích được đưa vào cơ thể tôm, giúp tiêu hóa thức ăn, hấp thụ dinh dưỡng, hạn chế độc tố, ức chế vi khuẩn có hại, bảo vệ sức khỏe tôm nuôi.

Chế phẩm sinh học được khuyến cáo sử dụng trong mọi giai đoạn của nghề nuôi tôm, từ sản xuất con giống đến nuôi thương phẩm. Những con giống được sản xuất dựa trên nền tảng sử dụng Chế phẩm sinh học có tỷ lệ sống và sức tăng trưởng cao hơn những con giống bị ảnh hưởng bởi việc sử dụng kháng sinh hay chất hóa học khác. Khi tôm còn nhỏ, sức đề kháng yếu, hệ sinh vật ít thì việc bổ sung các “lợi khuẩn” cho tôm, nhất là cho đường ruột rất quan trọng. Các vi khuẩn có ích còn tiết ra các enzym có khả năng phân tách các đa chất thành đơn chất, giúp tôm dễ hấp thụ dinh dưỡng, chống rối loạn tiêu hóa.

3. Ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm, chất độc trong ao

Chế phẩm sinh học trong nuôi tôm có vai trò quan trọng, phân hủy các chất hữu cơ và làm giảm đáng kể lớp bùn nhớt, giảm mùi hôi của nước trong ao. Có thể sử dụng Chế phẩm sinh học từ giai đoạn cải tạo ao nuôi, trong suốt quá trình nuôi. Bên cạnh đó, Chế phẩm sinh học có thể sử dụng cho nhiêu hình thức nuôi tôm khác nhau, từ quảng canh đến thâm canh… Các vi sinh vật có lợi trong Chế phẩm sinh học không chỉ phân hủy sinh học các chất thải hữu cơ, giảm khí độc mà còn giảm được vi khuẩn gây bệnh, xạ khuẩn bằng cách tiêu thụ hết thức ăn của chúng. Đây là một lợi thế sinh học đặc biệt của Chế phẩm sinh học, bởi thông thường nếu sử dụng kháng sinh, hóa chất để tiêu diệt vi khuẩn có hại sẽ làm ảnh hưởng đến cả hệ sinh vật có lợi trong ao tôm.

Hiệu quả của một Chế phẩm sinh học được đánh giá theo số lượng vi khuẩn có ích trong 1 đơn vị khối lượng, khả năng vi khuẩn sống lại, số lượng vi khuẩn sống lại và thời gian vi khuẩn tái hoạt động khi được đưa vào ao nuôi tôm. Bên cạnh đó, để Chế phẩm sinh học đạt hiệu quả cao, cần lưu ý một số yếu tố: tình trạng chất lượng nước, thời điểm, liều lượng… khi sử dụng.

Ứng dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Các lợi ích mang lại khi sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Làm ổn định chất lượng nước và nền đáy trong ao nuôi tôm, cá. Làm sạch nền đáy ao nuôi bằng việc phân hủy các chất hữu cơ trong ao như thức ăn thừa, mùn bã hữu cơ, chất thải của động vật thủy sản…Giúp đáy ao không bị trơ mà luôn tơi xốp qua các vụ nuôi.

Các chủng vi sinh vật như Bacillus, Lactobacillus khi sử dụng trộn vào thức ăn sẽ tốt cho đường ruột của động vật thủy sản.

Giảm thiểu ô nhiễm môi trường ao nuôi và xung quanh do nuôi thuỷ sản gây nên.

Nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn.

Giúp ổn định tảo và tạo được màu nước tốt cho ao nuôi là màu vỏ đậu xanh hoặc màu lá chuối non.

Chuyển hóa các khí độc gây độc cho cá như NH3, NO2, H2S… trong ao nuôi sang dạng không độc.

Một số chủng vi sinh vật khi sử dụng sẽ làm tăng hàm lượng oxy, ổn định pH và các chỉ số môi trường trong ao nuôi.

Các loại men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản có tại công ty TNHH xuất nhập khẩu BIO CHEM

Hỗ trợ gan Trimin Forte

Thành phần:

Hỗn hợp khoáng vi lượng vô cơ và probiotics

Đồng                    15g

Sắt                        80g

Mangan                100g

Kẽm                     80g

I-ốt                       2.000mg

Cô-ban                 500mg

Selenium              500mg

Crôm                    10mg

Molybđen             50mg

Bào tử lactobacillus        3 x 105 CFU/g

Đặc điểm: dạng bột mịn, màu hồng nhạt

Sản phẩm Hỗ Trợ Gan TRIMIN FORTE là Khoáng vi lượng vô cơ kết hợp men vi sinh giải độc gan, bảo vệ và tái tạo tế bào gan. Khoáng vi lượng giúp giải độc gan, bảo vệ và tái tạo tế bào gan, tăng cường hoạt động của gan, giúp phòng ngừa các bệnh về gan. Bổ sung các khoáng chất cần thiết cho tôm, cá, dễ hấp thu, giúp tôm cá tăng trưởngnhanh, tăng sức đề kháng. Giảm tỷ lệ chết và chống stress.

Men tiêu hóa Rosszyme Plus

Thành phần:

Hỗn hợp enzyme và probiotics mạnh mẽ

Enzyme:

Cellulase                        125.000 CMCU

Pectinase                        1.000U

Glucanase                      3.000U

Mannanase                     10.000U

Xylanese                        75.000U

Protease                         80.000U

Amylase                         10.000U

Lipase                            3.000U

Phytase                          2.200FTU

Các chủng men vi sinh (CFU/g):

Bacillus subtilis                       3 x 109

Lactobacillus acidophilus           5 x 109

Saccharomyces cerevisiae        3 x 108

Saccharomyces baulardii           5 X 107

Đặc điểm: dạng bột mịn, màu trắng xám

Công dụng: Là sản phẩm đa chức năng hỗ trợ tiêu hóa cho tôm cá, vật nuôi. Cung cấp enzyme và vi sinh vật có lợi cho đường ruột tôm cá, giúp ổn định đường ruột, tiêu hóa tốt thức ăn, tăng khả năng miễn dịch, tăng cường sức đề kháng,… Men tiêu hóa kích thích tôm cá bắt mồi, hấp thụ hiệu quả dưỡng chất, tăng trưởng nhanh, cải thiện hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR).

Tăng cường tiêu hóa chất xơ 75%, carbohydrate, chất béo và protein, bổ sung phốt pho, canxi, ion dương hóa trị hai và các axit amin.

Phân giải polysaccharide phi tinh bột (NSP) thành các loại đường hòa tan.

Giảm sự sản sinh mầm bệnh trong đường ruột.

Địa chỉ cung cấp mua bán chế phẩm sinh học, hóa chất xử lý, khoáng nguyên liệu, dinh dưỡng bổ sung nhập khẩu ở đâu uy tín, chất lượng nhất

Công ty TNHH xuất nhập khẩu BIO CHEM là địa chỉ phân phối cung cấp mua bán các loại chế phẩm sinh học, men tiêu hóa, dinh dưỡng bổ sung, hóa chất xử lý, khoáng nguyên liệu cho thủy sản cá tôm, chế phẩm vi sinh gây màu nước, chế phẩm vi sinh cải tạo ao, chế phẩm sinh học cải tạo đáy, chế phẩm sinh học cho cá, chế phẩm sinh học cho tôm,…Công ty TNHH xuất nhập khẩu BIO CHEM tự tin phân phối các sản phẩm chất lượng với giá thành cạnh tranh.

Công ty TNHH XNK BIO CHEM đã kinh doanh nhiều năm trong việc phân phối nguyên liệu thú y thủy sản nhập khẩu, đã có thương hiệu trên thị trường. Quý khách hàng có thể hoàn toàn tin tưởng khi tìm đến đội ngũ nhân viên nhiệt tình, tận tâm của công ty chúng tôi để được tư vấn và có những sản phẩm tốt nhất.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU BIO CHEM

Địa chỉ         : H18, đường C4, P.Tân Thới Nhất, Q.12, TP.HCM.

Điện thoại    : 08 3939 4747 – 0946 876 019 – 0942 89 30 31

Email            : infobiochemical@gmail.com

Facebook      : https://www.facebook.com/hoachatbiochem/

Related Posts