news

Sử dụng EDTA trong nuôi trồng thủy sản

Khoảng hơn 20 năm về trước, EDTA đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Trong ngành công nghiệp, EDTA như một chất tẩy rửa, làm sạch nước. Trong ngành công nghiệp giấy, EDTA tham gia vào quá trình làm trắng giấy. Trong lĩnh vực trồng cây, EDTA cũng góp phần làm tăng dinh dưỡng cho cây trồng. Hay cả trong lĩnh vực làm đẹp EDTA cũng có trong các loại mỹ phẩm hầu giúp duy trì chất lượng sản phẩm và đảm bảo các dưỡng chất không bị mất đi.

EDTA là gì?

EDTA có công thức hoá học là C10H16N2O8. Là một loại axit hữu cơ mạnh dùng để cô lập các kim loại nặng có giá trị II và III, không bay hơi và dễ dàng hoà tan trong nước.

EDTA là một loại hoá chất thường ở dạng tinh thể màu trắng hoặc dạng bột màu trắng. Được dùng trong xử lý nước cấp, ương tôm, cá giống hay tôm cá thương phẩm. Chất này có thể khử được các kim loại nặng như thuỷ ngân, chì,… bên trong ao nuôi. Đồng thời cũng giúp làm mềm nước cứng, cân bằng độ pH, độ kiềm của nước.

EDTA thường thấy ở hai dạng muối sau:

  • Hai muối: EDTA.2Na – Disodium ethylenediaminetetraacetate

Công thức: Trọng lượng phân tử: 280

Dạng bột trắng, không mùi, tan trong nước.

  • Bốn muối: EDTA.4Na -Tetrasodium ethylen diamin tetraacetate)

Công thức: Trọng lượng phân tử: 324

Dạng bột màu trắng, hút ẩm, tan nhiều trong nước.

EDTA 2Na

EDTA 2Na là từ viết tắt của hợp chất Ethylene Diamine Tetraacetic Acid, là một phức chất hóa học có công thức hóa học là C10H14N2Na2O8.2H2O. EDTA 2Na còn có một tên gọi khác là Disodium ethylenediaminetetraacetate.

Hợp chất Edta 2Na có màu trắng, không bay hơi và hòa tan tốt trong nước. Nhưng sẽ không tan nhiều, trong môi trường nước trung tính. Để thay đổi độ tan của nó thì cần trung hòa bằng một bazơ. Hợp chất Edta 2Na được dùng nhiều trong công nghiệp sản xuất chất tẩy rửa, xử lý nước và công nghiệp giấy.

Ứng dụng EDTA 2Na trong thủy sản

Trong nuôi trồng thủy sản, EDTA 2Na được dùng để xử lý các tạp chất hữu cơ và khử trùng nước nhiễm kim loại nặng và giảm độ cứng của nước trong ương tôm, cá giống.

Đặc tính của EDTA 2Na là tạo phức với các kim loại với tỉ lệ là 1-1. Bên cạnh đó, độ pH của nước cũng sẽ ảnh hưởng tới khả năng tạo phức với kim loại. EDTA 2Na di chuyển vào trong đất sẽ tạo phức với các kim loại vết, cũng như là các kim loại kiềm thổ (Na+, K+, Ca2+,…), từ đó làm tăng độ hòa tan của kim loại trong đất.

Một khía cạnh khác là trong phân tử EDTA 2Na có 10% là nitơ, vì vậy khi sử dụng hợp chất EDTA 2Na có thể góp phần cung cấp thêm nitơ cho môi trường kích thích tảo phát triển.

Ảnh hưởng của EDTA đối với môi trường và thủy sinh vật

EDTA tạo phức với kim loại, mức độ ổn đinh của phức sẽ tùy thuộc vào từng kim loại khác nhau. Các muối của EDTA tan trong nước, một số ít sẽ hấp thụ vào lớp bùn đáy ao, không bay hơi và khả năng phân hủy sinh học chậm. Sự phân hủy sinh học của EDTA trong môi trường phụ thuộc vào loại đất, nhiệt độ, pH, vật chất hữu cơ và thành phần vi sinh vật.

EDTA và muối của nó thường không gây độc cho động vật trên cạn. Hàm lượng EDTA tìm thấy trong nước mặt tự nhiên ở nồng độ rất thấp (0-1,0 ppm) và không ảnh hưởng cho động vật thủy sinh. Tuy nhiên, khi sử dụng nhiều có thể thúc đẩy quá trình phát tán ô nhiễm kim loại. Do đó, Hoa Kỳ khuyến cáo không nên sử dụng EDTA pha chế với chất tẩy rửa, xà phòng.

Tảo và động vật không xương sống nhạy cảm với EDTA nhiều nhất vì chúng  ảnh hưởng lên sự phân chia tế bào, sắc tố quang hợp chlorophyll-a. Tuy nhiên, một điều thú vị là trong môi trường có hàm lượng dinh dưỡng bằng với lượng EDTA thì EDTA không thể hiện tính độc.

Nghiên cứu của Licop (1988) trên ấu trùng tôm sú Penaeus monodon cho thấy khi bổ sung Na-EDTA ở nồng độ 5,0 và 10 ppm và trong nước ương vào ngày thứ 1, 4 và 7 có tác dụng nâng cao tỉ lệ sống của ấu trùng. Với cường độ sử dụng hàng ngày ở hàm lượng 10 ppm cho tỉ lệ sống tốt nhất.

Khi thí nghiệm Cd trên cá hồi, Part và Wikmark (1984) cho rằng Cd2+ di chuyển trực tiếp vào trong mang và cao gấp 1.000 lần so với phức Cd-EDTA. Như vậy, EDTA có tác dụng rất tốt khi làm giảm ảnh hưởng của kim loại năng lên thủy sinh vật.

Trong xử lý nước thải, nghiên cứu của Mayenkar và Lagvankar (1983) cho thấy EDTA có khả năng loại bỏ Niken (Ni) hơn 60%, đồng (Cu) là 100% và đối với sắt (Fe) khoảng 85%. pH thích hợp dao động từ 7,5-9,5.

EDTA cũng có tác động lên vi khuẩn gram âm vì có khả năng phá vỡ màng tế bào thông qua xâm nhập và làm mất nhóm acetyl (COCH3), từ đó làm giảm thiểu lượng Ca và Mg trong tế bào và làm mất chức năng của vách lipopolysarcharide.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU BIO CHEM

Địa chỉ         : H18, đường C4, P.Tân Thới Nhất, Q.12, TP.HCM.

Điện thoại    : 08 3939 4747 – 0946 876 019 – 0942 89 30 31

Email            : infobiochemical@gmail.com

Facebook      : https://www.facebook.com/hoachatbiochem/