news

Các biện pháp chống rét vụ đông xuân cho thủy hải sản

Những ngày qua, không khí lạnh tăng cường đã khiến nhiệt độ giảm sâu, trời rét đậm có mưa làm ảnh hưởng đến hoạt động nuôi trồng thủy sản của người dân. Tình hình thời tiết phức tạp như rét đậm, rét hại, nhiệt độ xuống thấp ảnh hưởng trực tiếp đến động vật nuôi thủy sản, đặc biệt là một số loài chịu rét kém như: cá rô phi, cá rô đồng, cá chim trắng, tôm,… Để bảo vệ động vật thủy sản trước tác động của thời tiết bà con cần chủ động trong công tác phòng chống rét cho thủy sản, hạn chế tối đa thiệt hại do rét đậm rét hại gây ra. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề này ở bài viết dưới đây.

Một số bệnh thường gặp khi nuôi trồng thủy sản trong mùa đông

Đối với cá nuôi

Nhiệt độ thấp trong mùa đông là nguyên nhân làm cho một số loại bệnh phát triển gây bệnh cho tôm, cá

Bệnh ngoại kí sinh: Cá bị bệnh, màu sắc cá trở nên nhạt, cá thích tập trung ở nơi có đường nước chảy vào. Bệnh xuất hiện khi mật độ nuôi dày, điều kiện vệ sinh kém, thời tiết lạnh và mưa kéo dài.

Bệnh đốm đỏ: Thân và vùng bụng bị xuất huyết, vảy dựng lên, các gốc vây xuất huyết và ứ nước vàng. Bụng cá trương to chứa dịch và đỏ bầm, cá bơi lội lờ đờ chậm chạp, ít ăn hoặc bỏ ăn.

Bệnh nấm thủy mi: Khi nấm mới ký sinh, mắt thường khó nhìn thấy, phần cuối của sợi nấm đâm sâu vào thịt cá, phần đầu của sợi nấm lơ lửng trong nước. Khi bệnh phát triển nhiều xuất hiện những đám bông màu trắng, gây cho cá ngứa ngáy, cá thường tập trung ở những nơi có nước chảy.

Đối với tôm nuôi

Tôm là loài động vật có thân nhiệt thay đổi theo yếu tố môi trường, bởi vậy khi nhiệt độ tăng hay giảm đều gây ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của tôm. Đặc biệt trong mùa lạnh khi nhiệt độ giảm sâu, nếu không có sự chuẩn bị trước thì tôm rất dễ chết sớm.

Hướng dẫn một số biện pháp phòng chống rét cho thủy sản nuôi

Trong vụ đông xuân, khi rét đậm, rét hại kéo dài, nếu không chủ động phòng chống rét cho thủy sản kịp thời, những loại cá chịu rét kém có thể sẽ bị chết hàng loạt.

Để chủ động bảo vệ thủy sản nuôi, giảm thiểu thiệt hại do thời tiết giá rét gây ra, các hộ nuôi trồng thủy sản cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

– Đối với các đối tượng thủy sản nuôi đạt kích cỡ thương phẩm nhất là những loài cá có khả năng chịu rét kém như: Cá chim trắng, cá rô phi, cá lóc,…cần thu hoạch sớm trước khi rét đậm, rét hại xảy ra.

– Trong thời gian giá rét, không kéo lưới kiểm tra thủy sản nuôi, không thu hoạch theo cách đánh tỉa thả bù để tránh bị xây xát cho thủy sản nuôi nhằm hạn chế các bệnh đốm đỏ, lở loét do nấm, trùng quả dưa và ký sinh trùng,…

– Đối với diện tích thủy sản đang nuôi (chưa đạt kích cỡ thu hoạch, đàn cá bố mẹ, cá giống) áp dụng một số các biện pháp chống rét sau:

+ Duy trì mực nước ao nuôi đảm bảo độ sâu từ 2m trở lên để ổn định nhiệt độ.

+ Đào hố sâu trong ao từ 2,5-3m, rộng từ 2-3m2 ở nơi khuất gió hoặc phía Bắc để cho cá rút xuống trú đông.

+ Sử dụng sọt đan bằng tre, nứa có chứa các búi rơm làm ổ dìm dưới đáy ao ở phía Bắc để làm nơi trú ẩn và chống rét cho cá.

+ Thả bèo tây từ 1/2-2/3 diện tích mặt ao về phía Bắc (bèo được gom vào một góc ao) tránh thả tràn lan che kín hết diện tích mặt ao, làm giảm độ thoáng của ao sẽ ảnh hưởng đến thủy sản nuôi.

+ Đối với cơ sở nuôi có điều kiện: Làm khung và che phủ bề mặt ao bằng nylon sáng màu để ngăn gió, cách nhiệt không khí, tăng khả năng giữ nhiệt độ cho nước ao nuôi.

+ Đối với cơ sở nuôi cá lồng có thể sử dụng nylon sáng màu để phủ kín mặt lồng nuôi hoặc thả lồng sâu xuống 1,8-2m so với mặt nước để tránh rét cho cá.

+ Cho thủy sản ăn đảm bảo đủ dinh dưỡng; bổ sung vitamin C để tăng cường sức đề kháng. Khi nhiệt độ nước ao nuôi ≤150C thì ngừng cho cá ăn, vào thời điểm nắng ấm trong ngày có thể cho ăn bằng thức ăn tinh, thức ăn chế biến sẵn để cá có đủ dinh dưỡng cần thiết.

+ Định kỳ 2 lần/tháng dùng vôi bột với liều lượng 2-3 kg/100 m3 nước hoặc hóa chất như Iodine, Bkc,… liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì để xử lý môi trường và phòng bệnh cho thủy sản nuôi.

+ Người nuôi nên thường xuyên theo dõi diến biến thời tiết, tình trạng sức khỏe thủy sản nuôi và các yếu tố môi trường nhằm phát hiện kịp thời các hiện tượng bất thường và có biện pháp xử lý phù hợp.

Đối với hình thức nuôi tôm thâm canh

Thả đúng mật độ từng loại nuôi theo đúng khuyến cáo của nhà chuyên môn. Tuân thủ theo đúng lịch thời vụ đã khuyến cáo, hạn chế thả, nuôi vào thời điểm thời tiết lạnh.

Giảm hoặc không tăng lượng thức ăn, mặc dù kiểm tra thức ăn trong nhá, sàng đã hết.

Nâng mức nước trong ao lên trên 1.4m nhằm giữ nhiệt độ ít dao động giữa ngày và đêm.

Tăng cường thời gian vận hành quạt, nhất là thời điểm trời ít nắng, ban đêm nhiệt độ xuống thấp.

Sử dụng dinh dưỡng bổ sung cho thủy sản

Quản lý sức khỏe đối tượng nuôi để chống rét cho thủy sản trong mùa lạnh. Bà con có thể bổ sung dinh dưỡng hoặc men tiêu hóa cho tôm cá.

VITAMIN C – ASCORBIC ACID – giải pháp tăng sức đề kháng cho thủy sản

Việc bổ sung các khoáng vi lượng hay nguyên tố vi lượng cho tôm cá không những giúp cho loài thủy sản nuôi khỏe mạnh mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường khả năng miễn dịch của loài nuôi.

Thành Phần :

– Vitamin C 99% (min)

Đặc Điểm :

– Dạng bột mịn màu trắng, tan hoàn toàn.

Công Dụng :

– Tăng sức đề kháng, giảm stress do sự thay đổi của môi trường, kích thích thèm ăn.

– Phòng ngừa hiện tượng cong thân, đục cơ, hỗ trợ lột xác, cứng vỏ.

– Chất đệm bổ sung trong sản xuất thức ăn, thuốc thú y thủy sản.

Cách Dùng :

– Trộn vào thức ăn cho ăn trực tiếp: 2 – 3 g/kg thức ăn

– Hoặc hòa vào nước tạt ao nuôi: 0,3 – 0,5 kg/ 1.000 m3

Quy Cách :

– 25 kg/thùng

Xuất Xứ :

– Trung Quốc

Trimin Forte – Sản phẩm đa chức năng cho tôm cá

Thành phần: Hỗn hợp khoáng vi lượng vô cơ và probiotics

Trong 1 kg:

Đồng                           15 g

Sắt                               80 g

Mangan                      100 g

Kẽm                            80 g

I-ốt                              2.000 mg

Cô-ban                       500 mg

Selenium                    500 mg

Crôm                          10 mg

Molybđen                  50 mg

Bào tử lactobacillus 3 x 105 CFU

Đặc điểm: dạng bột mịn, màu hồng nhạt

Công dụng:

  • Giải độc gan, bảo vệ và tái tạo tế bào gan, tăng cường hoạt động của gan, giúp phòng ngừa các bệnh về gan.
  • Nâng cao sức đề kháng và nâng cao phản ứng đề kháng.
  • Nâng cao chỉ số tăng trọng như lượng tăng trọng mỗi ngày và chỉ số chuyển đổi thức ăn.
  • Trimin Forte bổ sung các khoáng chất cần thiết cho tôm, cá dễ hấp thu, giúp tôm cá tăng trưởng nhanh, tăng sức đề kháng, giảm tỷ lệ chết và chống stress.
  • Đồng: chống ôxy hóa, chống vi khuẩn, thúc đẩy tăng trọng. Sắt: tạo hồng cầu. Mangan: tạo xương. Kẽm: tăng cường miễn dịch. Selenium: chống ô xy hóa. Crôm: tăng cường điều hòa insulin trong glucose thu nhận, chống stress do nhiệt.
  • Tăng tốc độ phát triển, tăng trọng, nâng cao đề kháng.
  • Tăng khả năng sinh sản, giảm tỷ lệ chết và chống stress.

Cách sử dụng: Trộn 500 gram – 1 kg / 1 tấn thức ăn.

Quy cách: 10 kg/thùng.

Xuất xứ: Ấn Độ.

Khi thấy nước ao bị ô nhiễm, nên sử dụng BKC 80% – Chất khử mùi hôi, diệt khuẩn và cải thiện môi trường nước

Thành Phần :

– Benzlakonium Chloride 80%

Đặc Điểm :

– Dung dịch hơi sệt, màu trắng trong hoặc hơi ngả vàng.

Công Dụng :

– BKC có tác dụng diệt khuẩn, diệt nấm giúp loại trừ các nguyên nhân gây bệnh cho tôm cá..

– BKC giúp khử mùi hôi, cải thiện môi trường nước và kích thích tôm lột xác..

– BKC có tính ổn định và an toàn cao, có tác dụng thẩm thấu tốt, tăng cường tính diệt khuẩn, mang lại hiệu quả nhanh chóng.

– Tiêu diệt nhanh các vi khuẩn, nấm và nguyên sinh động vật, gây đen mang, vàng mang, đóng rong, cháy đuôi, hoại tử, phát sáng.

– Giảm tảo trong ao, ổn định độ trong, giảm hiện tượng thiếu oxy trong ao nuôi vào buổi sáng sớm.

Liều Dùng :

– Phòng bệnh: 1 kg/ 2.000 – 3.000 m3 nước, định kỳ 7 – 10 ngày/ lần.

– Xử lý khi tôm cá bệnh: 1 kg/ 1.500 – 2.000 m3 nước.

– Giảm tảo: 1 kg/ 2.000 m3 nước.

Cách Dùng :

– Pha loãng BKC với nước rồi tạt đều khắp bề mặt ao, đồng thời mở máy quạt nước hoặc hệ thống sục khí đáy.

– Nên xử lý lúc trời nắng.

Quy Cách :

– 200kg/phuy.

Xuất Xứ :

– Trung Quốc, Anh, Mỹ.

Lưu ý khi sử dụng BKC trong nuôi trồng thủy sản

  • Có thể xử lý suốt quy trình nuôi
  • Nên sử dụng vào buổi trưa nắng (pH cao >7)
  • Sử dụng đúng liều lượng và đúng cách
  • Nên xử lý gần máy quạt nước
  • Không sử dụng lúc tôm yếu/sắp lột

BIO CHEM – Trao niềm tin, trao chất lượng tới quý khách hàng

BIO CHEM đã ra đời và đồng hành hơn 10 năm cùng người dân nuôi trồng thủy sản, luôn cập nhật những sản phẩm nhập khẩu chất lượng với giá thành tốt nhất nhằm mang tới cho Quý bà con những giải pháp tốt nhất.

BIO CHEM là một trong những đơn vị hàng đầu chuyên xuất nhập khẩu các loại sản phẩm chuyên dùng cho lĩnh vực nuôi trồng thủy sản như các chế phẩm sinh học, yucca, hóa chất xử lý, dinh dưỡng bổ sung,… giúp tăng năng suất và chất lượng nuôi trồng thuỷ sản. Các sản phẩm tại BIO CHEM đều là các sản phẩm tốt nhất, chất lượng nhất được nhập khẩu từ các quốc gia tiên tiến nhất trên thế giới để người dân nuôi trồng thủy sản khi dùng các sản phẩm của BIO CHEM luôn đạt được hiệu quả tốt nhất.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây của Bio-chem sẽ hỗ trợ tốt nhất cho Quý bà con, khi cần hỗ trợ tư vấn mua hàng vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để được hỗ trợ tốt nhất.

Mọi thông tin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH XNK BIO CHEM

Địa chỉ        : H18 ĐƯỜNG C4, P.TÂN THỚI NHẤT, QUẬN 12, TP.HCM

Điện thoại    : 08 3939 4747 – 0946 876 019 – 0942 89 30 31

Email         : infobiochemical@gmail.com

Website      : https://bio-chem.net/

Facebook   : https://www.facebook.com/hoachatbiochem/