news

Biện pháp phòng khí độc trong ao nuôi

Khí độc trong ao nuôi tôm là một trong những yếu tố gây khó khăn cho bà con trong nuôi trồng thủy sản. Bởi khi khí độc trong ao phát sinh liên tục và khi đạt đến mức cao sẽ gây độc cho tôm nuôi. Do đó việc xử lý khí độc trong ao nuôi tôm là vô cùng quan trọng. Hãy tham khảo dưới đây để tìm ra biện pháp xử lý thích hợp.

Các loại khí độc thường gặp trong ao nuôi thủy sản

Ammonia (NH3), Nitrite (NO2), Hydro Sulfua (H2S) chính là 3 loại khí độc thường gặp nhất.

Tác hại của khí độc lên thủy sản

Nitrite  một chất độc hại phổ biến trong các hệ thống nuôi trồng thủy sản, khi NO2 kết hợp với Hemocyanin trong máu tôm làm mất khả năng vận chuyển oxy trong máu khiến tôm nuôi bị ngạt. Khi đó tôm sẽ yếu, dễ mắc bệnh hoặc chết khi sốc môi trường.

Khi khí độc tăng cao gây rối loại cân bằng áp suất thẩm thấu ở những ao nuôi có độ mặn thấp. Tôm bị nhiễm Nitrite có dấu hiệu như: lột xác không cứng vỏ, tôm chậm lớn, bị tổn thương mang và phù thủng cơ. Hàm lượng Nitrite trong ao quá cao, tôm có thể chết hàng loạt hoặc rải rác vào buổi sáng sớm và chiều tối.

Khi NO2 hiện diện trong nước đến nồng độ cao sẽ khiến tôm bị lờ đờ, sốc, đỏ thân, chậm lớn, tấp mé, bỏ ăn,… và nếu không xử lý kịp thời tôm sẽ dễ nhiễm bệnh, nổi đầu và chết.

Tôm bị nổi đầu do khí độc trong ao nuôi

Đối với tôm sú thường tập trung tại khi vực đáy ao nên rất dễ bị ảnh hưởng từ khí độc. Tôm yếu, giảm ăn hoặc bỏ ăn.

Đối với tôm thẻ, chúng thường hoạt động trong tầng nước nên cũng ít bị ảnh hưởng. Tuy nhiên khi tôm thẻ lột xác hoặc quá trình tìm thức ăn chúng cũng sẽ tiết xúc với đáy ao và bị ảnh hưởng của khí độc làm suy yếu.

Nguyên nhân gây ra khí độc trong ao nuôi

Khí NH3 và NO2 trong ao nuôi tôm được sản sinh từ các sản phẩm sau:

  • Thức ăn của tôm: trong quá trình cho tôm ăn, một lượng lớn thức ăn sẽ bị dư thừa , lắng đọng xuống đáy ao nuôi tôm tạo ra các khí độc có hại cho tôm.
  • Phân tôm cá: thường thì tôm chỉ hấp thụ hết khoảng 30% thức ăn còn lại sẽ được bài tiết vào nước. Đây là nguyên nhân hàng đầu sản sinh ra khí độc trong ao.
  • Tảo phân hủy cũng là một nguyên nhân sinh ra chất đạm.
  • Đối với những ao nuôi cũ, ao ở vùng ngập mặn có nhiều xác cây sú vẹt, ao lót bạt được sử dụng qua nhiều vụ nuôi, chất hữu cơ dưới đáy ao tích tụ lâu ngày sẽ gây ra hiện tượng thiếu khí oxy và là nguyên nhân chính xuất hiện khí độc trong ao nuôi.
  • Sau một quá trình nuôi tôm, khi lượng khí thải trong ao nhiều sẽ sản sinh ra một lượng khí độc, đặc biệt là khí H2S rất nguy hiểm cho tôm nuôi cho nên cần xử lý khí độc trong ao nuôi tôm trước khi thả lứa mới.
  • Khi nhiệt độ thấp do trời mưa làm tôm di chuyển đến khu vực chất thải vì nước ở khu vực có chất thải sẽ ấm hơn và ở đó tôm bị nhiễm khí độc H2S.
  • Trời âm u, nhiều mây sẽ che ánh sáng mặt trời và làm cho tảo không có ánh sáng để quang hợp, quá trình hô hấp của tảo sẽ làm cho oxy hoàn tan trong ao bị giảm xuống thấp, khí độc sẽ tăng nhanh và phân tán đến nơi cho ăn làm tôm yếu và dễ mắc các bệnh thường gặp trên tôm.
  • Tiếng động của mưa làm tôm tập trung xuống đáy ao, nơi mà chất thải và khí độc tiếp xúc trực tiếp với tôm. Để hạn chế được lượng khí độc này bà con cần sử dụng một số biện pháp xử lý khí độc trong ao nuôi để tôm không bị nhiễm bệnh.
  • Mưa kèm theo xuất hiện sóng trên mặt nước, điều này sẽ tạo ra luồng nước ở dưới đáy ao, khuấy động đáy ao nuôi làm tróc lớp bùn mỏng bảo vệ mặt đáy, khí H2S sẽ thoát ra phủ khắp đáy ao.
  • Quá trình thu vớt tôm chết của người nuôi cũng làm xáo trộn đáy ao, làm khí độc có điều kiện thoát ra từ lớp bùn đáy.
  • Khi tôm lột xác chúng cũng thường tập trung ở khu vực chất thải, nơi tiềm ẩn khí độc vì thế dễ bị ảnh hưởng của khí độc.

MICROCAT AL – biện pháp phòng khí độc trong ao nuôi

Thành Phần :

– Bacillus subtilis 1 x 109 cfu/g

– Bacillus licheniformis 1 x 109 cfu/g

– Bacillus megaterium 1 x 109 cfu/g

– Bacillus polymyxa 1 x 109 cfu/g

– Saccharomyces cerevisiae 1 x 109 cfu/g

– Amylase 250 UI/g

– Protease 240 UI/g

– Lipase 850 UI/g

Đặc Điểm :

– Dạng bột

Công Dụng :

– Cung cấp vi sinh vật và enzyme có lợi giúp phân hủy mùn bã hữu cơ như phân tôm,

xác tảo tàn, vỏ tôm lột xác,…

– Ổn định chất lựơng nước và cân bằng pH.

– Loại bỏ khí độc trong ao, đáy ao như H 2 S, NH 3,… giảm lượng bùn đáy ao, xử lý đáy ao hiệu quả, tăng hàm lượng oxy hòa tan, ngăn chặn hiện tượng tôm cá nổi đầu.

– Kích thích sự phát triển của phiêu sinh vật tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm, cá, duy trì màu nước, ổn định tảo.

Cách Dùng :

– Hòa vi sinh với nước ao rồi tạt đều, thời điểm 9-10h sáng.

– Xử lý định kỳ: 300 – 500 g/ 10.000 – 12.000 m3 nước, định kỳ 7-10 ngày/ lần trong suốt quá trình nuôi.

– Trường hợp ao bị ô nhiễm nặng: 300 – 500 g/ 5.000 m3 nước.

– Nên chạy quạt nước liên tục 8 giờ sau khi sử dụng để tăng hiệu quả.

– Dùng cắt tảo: đánh vào buổi chiều tối..

Quy Cách :

– 11,35 kg/xô

Xuất Xứ :

– Bioscience, Inc. – Mỹ

BIO CHEM – Chuyên cung cấp chế phẩm sinh học, yucca, hóa chất xử lý, dinh dưỡng bổ sung nhập khẩu chất lượng

Hiểu được nhu cầu của bà con nuôi trồng thủy sản, BIO CHEM đã nhập khẩu những sản phẩm chế phẩm sinh học, yucca nguyên liệu, hóa chất xử lý chất lượng nhất phân phối ra thị trường nhằm hướng tới sản lượng nuôi trồng tốt nhất cho quý bà con. Với phương châm “ Chất lượng tạo niềm tin” thì niềm vui khi được mùa của quý bà con cũng chính là niềm vui của chúng tôi. Chúng tôi luôn đồng hành, tạo ra những vụ nuôi thành công cũng như nguồn thực phẩm sạch góp phần phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU BIO CHEM

Địa chỉ         : H18, đường C4, P.Tân Thới Nhất, Q.12, TP.HCM.

Điện thoại    : 08 3939 4747 – 0946 876 019 – 0942 89 30 31

Email            : infobiochemical@gmail.com

Facebook      : https://www.facebook.com/hoachatbiochem/

 

Leave a Reply

Your email address will not be published.