Tin tức

Những phương pháp diệt trừ tảo độc có hại trong ao nuôi thủy sản

Tảo độc trong ao nuôi thủy sản là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến động vật thủy sản như: tảo lam, tảo giáp, tảo mắt,… Các loại tảo này thường tiết ra độc tố gây hoại tử gan tôm, đồng thời ảnh hưởng đến chất lượng nước nuôi tôm, làm tôm mẫn cảm với các tác nhân gây bệnh. Người nuôi trồng thủy sản cần có những biện pháp diệt trừ tảo độc hợp lý nhằm giải quyết triệt để tình trạng nhiễm độc ao nuôi.

Tảo độc là gì?

Tảo độc trong ao nuôi là các loại tảo gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến động vật thủy sản như: tảo lam, tảo giáp, tảo mắt,… các loại tảo này thường tiết ra độc tố gây hoại tử gan tôm, đồng thời ảnh hưởng đến chất lượng nước nuôi tôm, làm tôm mẫn cảm với các tác nhân gây bệnh.

Một Số Loài Tảo Phổ Biến Và Tác Hại Đến Thủy Sản

Tảo khuê

Tảo khuê hay còn gọi là tảo silic hoặc tảo cát, đây là nhóm tảo có giá trị dinh dưỡng cao. Nhóm tảo khuê thường xuất hiện trong ao nuôi tôm sú là Cheatoceros sp., Skeletonema sp., Nitzschia sp. và Navicula sp., đây là những nhóm tảo có thành phần dinh dưỡng tương đối cao và là nguồn thức ăn rất tốt cho ấu trùng của các loài thủy sinh vật giai đoạn sống đáy.

Tảo silic có cấu tạo đơn bào, sống đơn độc hay thành tập đoàn. Tảo Chaetoceros sp. ở dạng đơn bào thì rất tốt cho ao nuôi, nhưng ở dạng đa bào, dạng chuỗi hoặc dạng xoắn khi xuất hiện với mật độ cao trong ao thì thường vướng vào mang tôm gây cản trở đến quá trình hô hấp của tôm. Vì vậy cần hạn chế sự phát triển của giống tảo đa bào này trong ao nuôi tôm.

Tảo lục

Màu nước ao nuôi là do quần xã tảo này quyết định, khi tảo lục chiếm ưu thế nước sẽ có màu xanh nhạt. Một số loài xuất hiện nhiều trong ao nuôi tôm như: Scenedesmus sp., Chlorella sp., Nannochloropsis sp., Dunaliellasp., Oocyctis sp.,… Chúng là quần xã tảo không có tính độc, kích cỡ tảo nhỏ, không gây mùi cho vật nuôi. Điều kiện cho nhóm tảo này phát triển là hàm lượng chất hữu cơ và hàm lượng muối dinh dưỡng ở mức trung bình.

Tảo lam

Tảo Lam (tảo xanh hay vi khuẩn lam): phần lớn dưới dạng tập đoàn hay đa bào hình sợi, hình chuỗi hạt đơn hay phân nhánh. Đối với thủy sản tảo lam được xem là tảo độc hại vì một số loài tiết ra chất độc và một số loài thường gây hiện tượng nở hoa trong nước. Trong ao nuôi, khi hàm lượng muối dinh dưỡng cao là điều kiện lý tưởng cho nhóm tảo lam phát triển.

Tảo lam là dạng tảo có kích thước lớn, nhiều loài dài đến vài milimet. Khi xuất hiện nhiều trong ao nuôi chúng ta có thể quan sát bằng mắt thường nước có màu xanh đậm nổi trên mặt nước. Lúc trời nắng gắt thường nổi thành từng đám trên mặt nước và phía cuối gió, khi tảo già thì nổi váng xanh ở cuối gió, lúc này có thể nhận biết được tảo lam dạng hạt hay dạng sợi bằng mắt thường. Tính độc của tảo lam dạng hạt và dạng sợi đều như nhau, nhưng dạng sợi thường độc hơn do vướng vào mang tôm và tôm cũng thường ăn phải nhưng không tiêu hóa được.

Tảo lam là loại tảo có sức sống tốt, có chu kỳ phát triển dài. Đại bộ phận tảo lam sống trong nước ngọt, một số phân bố trong nước mặn hoặc nước lợ. Đặc tính nổi bậc của tảo lam là khả năng chịu nhiệt tốt. Tảo phát triển mạnh vào các tháng nóng trong năm khoảng tháng 5. Một số tảo lam có thể tiến hành quang hợp trong môi trường yếm khí tương tự như vi khuẩn

Tảo mắt

Tảo mắt là sinh vật thường xuất hiện trong môi trường nhiễm bẩn hữu cơ. Tảo mắt chủ yếu phân bố ở các thủy vực nước ngọt, một số ít loài sống ở nước lợ mặn.

Sự xuất hiện của tảo mắt trong ao nuôi báo hiệu nền đáy ao đang bắt đầu nhiễm bẩn, trong nuôi thâm canh là do thức ăn dư thừa nhiều, với các mô hình ít cho ăn khi xuất hiện nhóm tảo này là do nguồn nước bị ô nhiễm hoặc do nền đáy đã nhiễm bẩn từ trước. Trong điều kiện thuận lợi nhiều hữu cơ, tảo mắt tăng sinh khối rất nhanh ảnh hưởng đến hàm lượng oxy hòa tan trong ao và làm nhiễm bẩn thêm môi trường nước ao. Khi tảo mắt phát triển với mật độ cao chiếm ưu thế trong ao nước sẽ có màu xanh rau má, một số trường hợp có màu nâu đen.

Tảo giáp

Tảo giáp sống chủ yếu ở nước mặn, chủ yếu tồn tại ở dạng đơn bào hình cầu hay hình sợi. Tảo giáp di chuyển rất nhanh trong thủy vực nhờ các tiêm mao xung quanh cơ thể.

Nguyên nhân dẫn đến tảo giáp chiếm ưu thế trong ao nuôi là do nguồn nước cấp từ bên ngoài vào, trong quá’ trình nuôi do sự mất cân bằng khoáng đa vi lượng hoặc do nền đáy ao quá bẩn dẫn đến sự phát triển quá mức của loài tảo này. Khi tảo giáp phát triển với mật độ cao trong ao nước sẽ có màu nâu đỏ, đồng thời mặt nước xuất hiện nhiều váng màu nâu đỏ. Thời điểm nắng gắt chúng tập trung nổi trên mặt nước và xuống đáy ao khi ánh sáng mặt trời giảm. Tôm không tiêu hóa được loài tảo này do chúng có vách tế bào cứng, một số trường hợp tôm bị tắt ngẽn đường ruột hoặc phân bị đứt đoạn khi có quá nhiều tế bào tảo giáp trong ruột. Sự xuất hiện với mật độ cao của loài tảo này thường dẫn đến tôm nổi đầu về đêm và lúc sáng sớm do thiếu oxy trong nước và nước ao bị phát sáng ảnh hưởng nhiều đến tập tính sống của tôm nuôi.

Nguyên nhân gây ra tình trạng tảo độc trong ao nuôi thủy sản

Trong nuôi thâm canh, nguyên nhân chính dẫn đến chất lượng nước ngày càng xấu đi là do cho tôm ăn dư thừa thức ăn và lượng chất thải của tôm quá nhiều. Lượng phân rã còn lại được các loài vi khuẩn, nấm phân hủy và sử dụng. Dấu hiệu dễ nhận biết thức ăn dư thừa là môi trường nước trở nên xanh đột ngột, hàm lượng NH4+/NH3 tăng bất thường, tôm hoạt động yếu hơn,… lúc này người nuôi tôm cần khống chế lại lượng thức ăn bằng cách thay đổi vị trí đặt sàng ăn, ghi nhận thời gian hết thức ăn trong sàng, quan sát đường ruột tôm, chỉ nên cho ăn từ đủ đến thiếu hoặc thậm chí có thể cắt cử ăn vào buổi sáng trong 1 đến 2 ngày để giảm thiểu lượng hữu cơ do thức ăn thừa gây ra.

Để khắc phục tình trạng này thì trước khi cấp vào ao nuôi, nước phải được xử lý triệt để diệt hết tảo bằng hóa chất diệt khuẩn như Chlorine, BKC,…

CHLORIN – Khử trùng, diệt khuẩn nguồn nước, diệt trừ tảo độc ao nuôi

Thành phần:

– Calcium Hypochlorite – Ca (OCl)2 70%

Đặc điểm:

– Hạt màu trắng đục.

Công dụng:

– Ứng dụng trong các ngành: thủy sản, chăn nuôi, xử lý nước, ngành dệt, giấy, v.v….

– Khử trùng, diệt khuẩn nguồn nước.

– Diệt tảo, phiêu sinh động vật trong môi trường nước.

– Oxy hóa các hợp chất hữu cơ.

Cách dùng:

– Khử trùng thiết bị, bể và dụng cụ: 100 – 200 g/m3 (30 phút).

– Khử trùng đáy ao: 50 – 100 kg/ 1.000 m3.

– Xử lý nước trước khi thả tôm, cá: 20 – 30 kg/ 1.000 m3 nước.

– Xử lý bệnh do ký sinh trùng: 1 – 2 kg/ 1.000 m 3 nước.

– Xử lý bệnh do vi khuẩn: 1 – 3 kg/ 1.000 m 3 nước (10 – 15 phút).

Lưu ý:

– Sau khi khử trùng nguồn nước ao nuôi, nên trung hòa Chlorine bằng Natri

thiosulphate hoặc sục khí, chạy quạt nước mạnh từ 3-5 ngày trước khi thả tôm, cá.

– Phổ tác dụng của Chlorine rất rộng nên các vi khuẩn có lợi trong nước và đáy ao dễ bị diệt, làm cho màu nước khó lên. Vì vậy cần sử dụng các loại men vi sinh để khôi phục lại hệ vi sinh của đáy ao.

Quy cách: 25 kg/thùng, 45 kg/thùng

Xuất xứ: Mỹ, Ấn Độ

BKC 80% – Chất khử mùi hôi, diệt khuẩn và cải thiện môi trường nước

Thành Phần :

– Benzlakonium Chloride 80%

Đặc Điểm :

– Dung dịch hơi sệt, màu trắng trong hoặc hơi ngả vàng.

Công Dụng :

– BKC có tác dụng diệt khuẩn, diệt nấm giúp loại trừ các nguyên nhân gây bệnh cho tôm cá.

– BKC giúp khử mùi hôi, cải thiện môi trường nước và kích thích tôm lột xác.

– BKC có tính ổn định và an toàn cao, có tác dụng thẩm thấu tốt, tăng cường tính diệt khuẩn, mang lại hiệu quả nhanh chóng.

– Tiêu diệt nhanh các vi khuẩn, nấm và nguyên sinh động vật, gây đen mang, vàng mang, đóng rong, cháy đuôi, hoại tử, phát sáng.

– Giảm tảo trong ao, ổn định độ trong, giảm hiện tượng thiếu oxy trong ao nuôi vào buổi sáng sớm.

Liều Dùng :

– Phòng bệnh: 1 kg/ 2.000 – 3.000 m3 nước, định kỳ 7 -10 ngày /lần.

– Xử lý khi tôm cá bệnh: 1 kg/ 1.500 – 2.000 m3 nước.

– Giảm tảo: 1 kg/ 2.000 m3 nước.

Cách Dùng :

– Pha loãng BKC với nước rồi tạt đều khắp bề mặt ao, đồng thời mở máy quạt nước hoặc hệ thống sục khí đáy.

– Nên xử lý lúc trời nắng.

BIO CHEM – Chuyên cung cấp chế phẩm sinh học, yucca, hóa chất xử lý, dinh dưỡng bổ sung nhập khẩu chất lượng

Hiểu được nhu cầu của bà con nuôi trồng thủy sản, BIO CHEM nhập khẩu những sản phẩm chế phẩm sinh học, yucca, hóa chất xử lý, dinh dưỡng bổ sung chất lượng nhất phân phối ra thị trường nhằm hướng tới sản lượng nuôi trồng tốt nhất cho quý bà con. Với phương châm “Chất lượng tạo niềm tin” thì niềm vui khi được mùa của quý bà con cũng chính là niềm vui của chúng tôi. Chúng tôi luôn đồng hành, tạo ra những vụ nuôi thành công cũng như nguồn thực phẩm sạch góp phần phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU BIO CHEM

Địa chỉ         : H18, đường C4, P.Tân Thới Nhất, Q.12, TP.HCM.

Điện thoại    : 08 3939 4747 – 0946 876 019 – 0942 89 30 31

Email            : infobiochemical@gmail.com

Facebook      : https://www.facebook.com/hoachatbiochem/

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.